Kỳ trong một chuyến đi mở rộng thăm một quốc gia mà bà gần như kết tội
gây ra vụ thảm sát có chuẩn bị trước.
Bà Nhu đã được "khuyên can mạnh mẽ" không nên đi, bà giải thích với
đặc phái viên đài CBS trên chuyến bay vượt Đại Tây Dương từ Paris. Bà
muốn nói tới lá thư của ông Kennedy và lời từ chối không bảo đảm an ninh
cho bà của Bộ Ngoại giao, bà cũng muốn nhắc đến những thông điệp khác
mà bà nhận được từ các nhà ngoại giao Việt Nam đầy băn khoăn. 3 Nhưng
bà Nhu vẫn kiên định, theo cách mà bà gọi là "tinh thần nghịch lý của nữ
tính - có thể nếu người ta mời, khăng khăng muốn tôi đến, thì tôi lại không
đi!" của bà. Và sau đó, theo nhà báo này, bà Nhu cười khúc khích và rung
nhẹ người lên như cánh bướm xao xuyến, chuyên viếng thăm của bà là sự
bốc đồng đỏm dáng, như bà từng tìm cách thuyết phục nhà báo kia trên
chuyến bay, hay bà là "nhà tuyên truyền khát khao quyền lực", như cha bà,
cựu đại sứ, tuyên bố?
Sự thật là bà Nhu có nhiều quyền lực hơn cái chính quyền đang lung lay
mà bà bỏ lại sau lưng ở Nam Việt Nam. Chế độ Ngô Đình Diệm đang bất
lực, và bà biết điều đó. Nó yếu và thủ thế, trong khi bà sôi nổi và hùng hổn.
Bà tin vào bản thân hơn cả tin vào chồng và anh chồng bà. Bà không chịu ở
nhà làm một người nội trợ lặng lẽ trong khi đám du thủ du thực vây ráp bà.
Suy cho cùng, bà từng đối mặt với súng đạn; bà từng gom nhặt quần áo và
bồng con nhỏ băng qua cầu an toàn. Bà đã khuất phục băng đảng Bình
Xuyên và Tướng Hinh vĩ đại. Bà Nhu tin chắc vào bản thân, và sự tự tin
của bà chưa bao giờ phản bội bà.
Sự tự tin của bà Nhu được hậu thuẫn bởi kỹ năng chính trị bẩm sinh.
Ngay cả những người, như cựu đại sứ Việt Nam Cộng hòa Lawton Collins,
nghĩ bà là một "con cáo già", vẫn không thể không thấy sự vận động chính
trị - và sự can đảm của bà - rất nổi bật. Các nhà báo ngoại quốc từng chứng
kiến những lần bà thể hiện sự dũng cảm ở Sài Gòn đều bất đắc dĩ phải thừa
nhận họ nể sự táo bạo của bà - và bà Nhu hẳn đã cảm nhận được điều đó.