"Các con tôi", bà nói để giải thích sự im lặng của bà, "chúng muốn tôi
gần gũi hơn. Hiện tôi sống ở Rome". Bà nói huyên thuyên về những tin tức
mấy tháng qua, những vấn đề về sức khỏe của bà, và nói thêm, gần như để
giải thích thêm, nhân tiện cuốn hồi ký đã hoàn thành. Bà sẵn sàng gởi cho
tôi.
Có một số khó khăn về kỹ thuật giữa cuộc trò chuyện đó và việc tôi
nhận được những hồi ức qua hộp thư điện tử của tôi, một cái gì đó liên
quan đến các con bà và những công việc toàn thời gian của họ và, tôi đoán,
lòng kiên nhẫn của họ đang cạn kiệt đối với dự án làm hồi ký của mẹ. Về lý
trí, tôi không thể giải thích nỗi ám ảnh của tôi đối với việc lấy được câu
chuyện của bà Nhu, nhưng cho đến năm 2010, có lẽ chính vì tôi đã bỏ quá
nhiều thời gian, gần năm năm, hy vọng và chờ đợi đã trở thành một thói
quen khó từ bỏ. Tôi hy vọng những hồi ức đó sẽ lấp đầy trí tò mò của tôi về
bà Nhu. Tôi sẽ hiểu bà, tôi sẽ đưa được bà vào đúng bối cảnh, và tôi có thể
đặt cái dấu kiểm gọn gàng bên cạnh tên bà trên bảng kiểm kỷ cục, đầy ám
ảnh của tôi, và có thể đi tiếp.
Thay vì vậy, hai tập hồi ký gởi đến hộp thư của tôi làm tôi bối rối. Cái
tựa đề chẳng giúp được gì: Le Caillou Blanc, hay Viên sỏi trắng. Sau này
mẹ tôi làm rõ một chút ý nghĩa cái tựa đó cho tôi. Ở Pháp, người ta nói về
một sự kiện quan trọng rằng ngày tháng của nó được đánh dấu bằng một
viên sỏi trắng. Nhưng khi cuộn dần xuống các trang thì như là đang đọc
một cái gì đó viết bằng mật mã. Có những mẫu tự và con số đặt trong
ngoặc đơn, những tham chiếu từ kinh thánh bằng những đề mục viết chữ
đậm, và những phụ đề viết nghiêng được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Có
vẻ như bà Nhu đã có một danh mục lớn những biến cố về đời bà, nhưng nó
là một mê cung khó có thể giải mã được - chưa nói đến trở ngại để có được
cái đại tự sự của bà Nhu.
May mắn thay, bà đã gởi những tấm ảnh. Tôi nhìn chúng thật kỹ, ước gì
mình có thể nghe các nhân vật cất lên tiếng nói. Có một tấm ảnh chụp bà