Los AngeLes đi sau Sài Gòn mười lăm giờ, và Đệ nhất Phu nhân đang
nằm hồi phục trong phòng khách sạn ở Beverly Wilshire. Bà đã phẫu thuật
cắt mụn mỡ trên mắt vài giờ trước đó; cặp kính đen và băng gạc làm bà khó
chịu. May là có Lệ Thủy ở đó giúp bà, đọc sách báo cho bà nghe, và trò
chuyện với bà.
Bà Nhu và Lệ Thủy được đánh thức vào nửa đêm bởi một cú điện thoại
ầm ĩ từ tùy viên của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa. Trong cơn hoảng loạn,
ông ta mô tả cuộc khủng hoảng đang diễn tiến ở Sài Gòn. Ông nói các rào
chắn đang được giăng ra khắp các con đường lớn chạy từ thành phố đến sân
bay. Hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến nổi loạn đeo khăn đỏ ngồi trên xe
tiến vào trung tâm thành phố. Các sự kiện diễn tiến hết sức chính xác. Đâu
ra đấy. Đài phát thanh, bưu điện, và bộ chỉ huy cảnh sát đều bị chiếm đóng,
Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cũng vậy.
Bà Nhu lắng nghe trong vô vọng từng chi tiết của cuộc khủng hoảng
đang xảy ra cách bà hàng ngàn cây số. Bà viết "Ước gì tôi có mặt ở đó"
nhiều lần trong hồi ký. Bà tự nhủ rằng bà sẽ ngăn không cho chế độ sụp đổ,
như bà đã làm vào năm 1955, 1960, và một lần nữa vào năm 1962. Bà cho
rằng lần này sự vắng mặt của bà đã làm suy yếu tai hại cho chế độ họ Ngô.
Dĩ nhiên, một người duy lý sẽ nói rằng không có cách nào để bà có thể
sống sót, và có ít lý do để nghĩ rằng nếu bà Nhu có mặt ở Sài Gòn, bà có
thể làm được cái gì để ngăn chặn mọi chuyện xảy ra. Nhưng về mặt lý trí,
bà sẽ không bao giờ sống sót được nếu băng ngược trở lại cây cầu kia vào
năm 1946.
HINH
Tồi tệ nhất là bà không liên lạc được với các con, Trác mười lăm tuổi,
Quỳnh mười một, và bé Lệ Quyên mới lên bốn. Câu chuyện mà sau này
chúng kể lại cho mẹ rất rùng rợn. Khi cuộc đảo chính bắt đầu, chúng vẫn
còn ở Đà Lạt. Ở trên đó, ở giữa những người bảo vệ mang súng, họ không
còn biết tin ai. Những đứa trẻ trốn chạy vào rừng phía sau nhà và qua đêm