ngoài trời mưa lạnh. Chúng đi bộ suốt ngày hôm sau đến một làng miền
núi, ở đó chúng xin được một ít cơm và thịt rừng. Và chờ đợi.
Anh em họ Ngô chạy trốn vào Chợ Lớn, khu người Hoa ở Sài Gòn. Có
một số người nói họ dùng một đường hầm bên dưới nền nhà Dinh để đào
thoát. Một số người khác lại nói chiếc xe Citroën màu đen dừng trước cổng
Dinh, và hai anh em, mặc com lê xám đen, cứ thế đi tới và chui vào. Dù
bằng cách nào thì họ cũng là những người lánh nạn. Sẽ mất vài giờ nữa
trước khi các lực lượng đảo chính nhận ra họ đang đánh vào một dinh phủ
trống không. Lúc bấy giờ hai anh em đang ẩn nấp trong nhà của một nhà
buôn tên là Mã Tuyên.
Chạng vạng ngày 1 tháng Mười Một, 1963, cuộc bao vây chung quyết
Dinh bắt đấu. Các đội hình chiến đấu của lính biệt kích Nam Việt Nam đi
thành hàng phía sau những chiếc xe tăng. Họ nhắm các bức tường Dinh và
bắt đầu nhả đạn. Chẳng bao lâu sau cuộc tấn công trong tầm đạn bắn thẳng
khoan phá được một lỗ thủng lởm chởm. Các nhà báo Mỹ Ray Herndon và
David Halberstam tuyên bố họ là người thứ ba và thứ tư đi vào Dinh, ngay
sau hai trung úy người Việt chui qua cái lỗ trên tường. Một lá cờ trắng sau
cùng cũng được giương lên từ cửa sổ tầng một ở góc Tây Nam của Dinh,
báo hiệu cho những người lính khác và các nhân viên dân sự đang co rúm
rằng mọi sự đã qua. Đã đến giờ phút hôi của tại Dinh.
Mọi người ùa vào, băng qua sân bãi và chạy lên lầu. Những tấm màn
lụa tơi tả, và gương đèn trang trí của Dinh, những thiết kế cố định trong nhà
có từ thời Pháp thuộc nằm rải rác trên sàn. Những người lính biệt kích, đám
lính trẻ, và các nhà báo lục lọi đống đổ nát. Họ tìm thấy rượu whisky của
ông Nhu và, nằm trên bàn làm việc của ông, cuốn sách có cái tựa khéo đặt
mà ông chưa tìm ra thì giờ để đọc xong: Shoot to kill (Bắn giết), của
Richard Miers, một cuốn hồi ký kể về thành tích chống Cộng của ông ở
Malaya. Và trong khi ai cũng biết sở thích đọc của ông Diệm là những câu
chuyện phiêu lưu về miền Tây nước Mỹ, những cậu lính háo hức đầu tiên