MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN - QUYỀN LỰC BÀ RỒNG - Trang 249

Ngô. Văn phòng của tờ Times of Vietnam bị đốt cháy; hiệu sách Công giáo
của Tổng Giám mục Ngô Đình Thục bị đập phá. Một đám người hùng hổ
kéo nhau đi xuống bến cảng. Một đám đông mạnh mẽ dùng mấy chục mét
dây thừng kéo đổ tượng Hai Bà Trưng, một người mà vẻ mặt trông rất
giống bà Nhu. Một trong hai cái đầu vỡ nát và lăn lông lốc trên đường -
như cái đấu của con quỉ cái bị máy chém cắt lìa.

Bà Nhu bị kẹt trong cảnh xa hoa yên ổn của Beverly Wilshire, với

những căn phòng trải thảm, những tấm màn cửa lê thê và ánh nắng
California, nhưng bà nóng lòng muốn đưa các con bà ra khỏi Việt Nam. Bà
gọi điện cho Marguerite Higgins, nhà báo mà bà đã gặp ở Sài Gòn và trở
thành bạn. Bà Nhu nức nở hỏi, "Bạn có thực sự tin là họ [ông Diệm và ông
Nhu] đã chết? Liệu họ có giết các con tôi không?". Higgins giúp đỡ bằng
cách gọi điện thoại đến những chỗ quen biết của cô trong Bộ Ngoại giao ở
Washington.

"Gấp đi", bà Nhu van vỉ. "Làm ơn gấp gấp giùm".

Higgins gọi cho Roger Hilsman, cố vấn thân cận của Tổng thống

Kennedy và trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề Viễn Đông,
lúc 2 giờ sáng.

"Chúc mừng, Roger", bà chào ông. "Thấy thế nào khi máu ở trên tay

bạn?"

"Ổ, thôi nào, Maggie" - Hilsman đáp. "Các cuộc cách mạng đều dữ dội.

Nhiều người bị tổn thương". Nhưng giọng nói của Higgins trên điện thoại
nửa đêm hỏi về những đứa trẻ trong gia đình họ Ngô hẳn là một nhắc nhở
bất ngờ về quyền lực của báo chí. Phản ứng đầu tiên của Hilsman nhanh
chóng quay ngược lại khi ông nhận ra rằng Hoa Kỳ không thể đứng một
bên và để cho một điều gì đó tệ hại xảy ra với những đứa trẻ, bất kể cha mẹ
chúng là ai. Việc chính đáng và hào hiệp phải làm là đưa bọn trẻ ra khỏi đất
nước đó càng nhanh càng tốt. Hilsman bảo đảm với bà rằng Tổng thống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.