không cần chú ý quá nhiều đến các chi tiết, bởi vì có thể các nhà báo thậm
chí không nhìn thấy cảnh đó, và đó là cách họ viết mọi thứ". Và cậu ta đón
nhận điều đó một cách bình tĩnh, tiếp tục trò chuyện và cuối cùng tôi đưa
chúng đến Rome".
Ông bác của chúng, Tổng Giám mục Thục, đang đợi những đứa trẻ ở
Rome. Bà Nhu vẫn còn ở Los Angeles. Flott cay đắng nhớ lại giây phút bàn
giao những đứa trẻ cho ông Thục:
"Tổng giám mục Thục gặp chúng tôi ở đó, bên cạnh máy bay. Ồng tỏ vẻ
thù địch, vì ông biết tôi được [Đại sứ] Cabot Lodge cử đi hộ tống bọn nhỏ.
Có khoảng 150 phóng viên Ý và các nhà báo khác ở đó. Tôi đến gần người
Tổng Giám mục đó để tỏ ý tôn trọng, để chia buồn, và nói rằng tôi được
Đại sứ Lodge yêu cầu giao những đứa trẻ này cho ông, để chúng có thể gặp
lại mẹ, và để mẹ chúng được gặp lại chúng. Ông không nói gì vời tôi,
không bắt tay, không gì hết. Một hành xử hoàn toàn xa cách, lạnh lùng. Thu
xếp bọn nhỏ lên xe hơi, không một lời cám ơn, không gì hết...
Chúng tôi bảo vệ những đứa nhóc này khỏi mọi nguy cơ chấn thương
tâm lý; đã không có tranh cãi gì, không có ai xuất hiện và nói gì với chúng
trong suốt chuyến đi. Nhưng không một lời cám ơn đến Lodge, đến tôi, đến
Pan Am, hay bất kỳ ai. Tổng Giám mục Thục sắp xếp chúng vào chiếc
limousine to đùng của ông và phóng đi". 18
Khó có thể nghĩ rằng Flott cảm thấy được quyền đòi một lời cám ơn từ
gia đình họ Ngô. Suy cho cùng, ông đã góp phần dàn dựng việc lật đổ họ.
Toàn bộ sách vở đều đã phân tích mức độ Hoa Kỳ trực tiếp gây ra cuộc đảo
chính 1963 ở Nam Việt Nam và, nói rộng ra, sự sát hại hai anh em họ Ngô.
ít người nói về điều đó cô đọng hơn Tổng thống Lyndon Johnson, khi ông
càm ràm trong cuộc điện đàm ngày 1 tháng Hai, 1966 với Thượng nghị sĩ
Eugene McCarthy, "Chúng ta giết ông ấy [ông Diệm]. Tất cả chúng ta xúm
lại, tập hợp một lũ côn đồ rồi xông vào sát hại ông ta. Từ đó đến giờ chúng
ta thật sự không có sự ổn định chính trị". Liệu sự sụp đổ của chế độ Ngô