MADE IN VIETNAM - Trang 51

các ông chủ bán buôn Vietnam Center sẽ chuẩn bị tinh thần đánh hàng
thẳng từ trong nước, bởi các nhà máy may Sài Gòn quí nào cũng thông báo
kí được chục hợp đồng với khối Bắc Mỹ. Mừng nhất là các bậc phụ huynh,
vấn đề mất gốc coi như tìm được lối thoát, trẻ con Việt ở Đức cuối cùng sẽ
chỉ mất gốc có mấy tiếng ở trường, còn đặt chân vào nhà coi như ở giữa
quê hương. Sáng nay, các cô hàng xóm chạy lại hất hàm: có cái đếch gì
mặc dạ hội chưa. Cô khoe cái váy nền đỏ hoa vàng. Các cô hàng xóm cười
như nắc nẻ: cái này gửi biếu u ở quê. Đến buổi trưa, khi mỗi người đã ăn
hết một cái bánh mì kẹp thịt lợn sống thì cả chợ cũng bàn xong chuyện
quần áo tối nay. Cô chủ quầy bán đồ ăn nhanh sẽ chơi một bộ vét và duýp
màu da cam. Cô chuyên bán đồ dùng gia đình sẽ diện một váy gấm chấm
vừa đúng đầu gối màu cánh sen. Cô bán rau quả sẽ đỏ như tương ớt từ ngực
đến đùi. Cô hàng hoa sẽ khoe một chiếc váy liền áo, cúc vàng nở trên nền
xanh, cả lá cả hoa dài sáu mươi chín phân rưỡi. Cô mang cái váy nền đỏ
hoa vàng cắt ngắn đi hai gang. Các cô hàng xóm lại được dịp cười: tiếc cái
đếch gì mà không chém thêm ba gang nữa. Anh đợi cô ở ngay cửa hội
trường, com lê ghi sáng, cà vạt chùa Một Cột, giầy đen, tất trắng, tóc chải
gôm. Cô hài lòng lắm. Cô thầm cám ơn năm 2000. Đúng bảy giờ tối giờ
Béc-linh, mười hai giờ đêm giờ Hà Nội, cả hội trường ngập mai nhựa và
đào giấy, ngập cả tiếng pháo đùng phát ra từ bốn chiếc loa thùng kê ở bốn
góc phòng. Mọi người chưa hết xúc động thì ông giám đốc Vietnam Center
đã bước lên bục. Ông nói trong tiếng vỗ tay: Kính thưa đồng chí đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cộng hòa
liên bang Đức. Kính thưa các đồng chí lãnh sự, tham tán văn hóa, quân sự,
thương mại. Kính thưa ông chủ tịch cộng đồng người Việt ở Đức. Kính
thưa ông chủ tịch hội hữu nghị Việt Đức. Kính thưa ông chủ tịch hội đồng
hương Hà Nội, ông chủ tịch hội đồng hương Quảng Bình, ông chủ tịch hội
đồng hương Đà Nẵng, ông chủ tịch hội đồng hương Hải Phòng. Như chúng
ta biết, đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Đức cho đến năm 2000 là
thuần nhất về mặt chính trị. Các đồng hương có một thời gian tranh giành
nhau địa điểm buôn bán, nhưng chưa bao giờ chia đảng này phái kia. Có lẽ
chỉ có cảnh sát Đức bị vất vả đôi chút vì cái mà báo chí ở đây gọi một cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.