Salvatore Luciano, nhưng y đã đi vào lịch sử tội ác bằng cái tên Lucky
Luciano. Y là một trong những nhân vật chủ chốt của chiến dịch tuyệt mật
mà trong đó cơ quan tình báo hải quân Mỹ cộng tác với Mafia.
Khi bắt đầu tham chiến sau trận Trân Châu Cảng, Mỹ chưa có cơ quan
tình báo đáng kể. Những tên thám báo Đức thường bị các nhân viên FBI
truy tìm và chúng bị sa lưới đa phần là do dại dột hoặc do chính chúng đầu
thú. Các cơ quan tình báo của lục quân, không quân và hải quân cũng
không khá hơn. Bằng chứng là khi phòng mật mã giải được mã “Purpur”
của Nhật, các nhân viên tình báo, các tướng lĩnh, thậm chí cả tổng thống
cũng không sử dụng được tin tức đó.
Các đô đốc của Hitler bắt đầu cuộc chiến tranh tàu ngầm tàn khốc và
giành được thắng lợi. Thiệt hại của hải quân Mỹ quả là lớn. Người ta đã
phải đặt câu hỏi, làm sao các tàu ngầm phát xít có thể hoạt động ở cách xa
căn cứ mẹ đẻ tới hàng nghìn cây số và ai cung cấp cho chúng xăng dầu
cũng như các thông tin về các tuyến đường vận tải của Mỹ.
New York, ngày 7.3.1942. Vào lúc 11 giờ trưa, một chiếc xe màu đen
dừng trước tòa nhà số 155, phố Leonard Street. Hai sĩ quan hải quân bước
ra khỏi xe. Người già hơn, khoảng 60 tuổi, là đại úy hải quân Boscoe C.
McFall, người đã từng chỉ huy các tàu chiến California và West Virginia.
Sau khi Pháp đầu hàng ông ta phụ trách phân cục tình báo vùng hải quân 3.
Phân cục của ông ta phải bảo đảm sự hoạt động thông suốt của cảng New
York, từ cảng này lương thực và đạn dược được chở đi tiếp tế cho nước
Anh.
Cảng thuộc vùng hải quân 3 là một khu vực khổng lồ. Thường xuyên có
200 tàu thả neo ở đây. Năm 1942, hàng ngày có tới 200 tàu thả neo ở đây.
Năm 1942, hàng ngày có tới 2000 chuyến tàu lửa ra vào. Mỗi ngày cũng có
tới 25 nghìn xe tải vận chuyển hàng hóa.