thấy cảnh mặt trời mọc trên thành phố Memphis.
– Anh có thể đến nhà tù Parchman ngay. Tôi sẽ gọi cho ông giám thị
Phillip Naifeh, người gốc Liban. Có khá đông người Mỹ gốc Liban sinh
sống trong vùng đồng bằng ven sông Mississippi. Naifeh là bạn của chúng
ta.
Adam hỏi lại:
– Giám thị nhà tù là bạn của ông sao?
Goodman gật đầu:
– Bạn. Tôi với Naifeh biết nhau nhiều năm rồi, kể từ vụ Maynard Tole.
Anh nhóc ác ôn này là thân chủ thứ nhất của tôi đi vào phòng hơi ngạt. Đó
là năm 1986. Tôi đến Parchman biện hộ cho Tole và gặp Naifeh, chúng tôi
trở thành bạn. Ông ta chống lại án tử hình, anh tin được không?
Adam trả lời gọn:
– Tôi không tin.
– Ông ta thù ghét việc thi hành án tử hình. Anh sẽ học được nhiều điều ở
khám tử hình đấy, Adam. Án tử hình vẫn được nhiều công dân Mỹ hoan
nghênh nhưng những người có nhiệm vụ thì hành nó lại chẳng muốn chút
nào. Anh sắp gặp những người ấy. Những người gác phải ngày đêm giao
thiệp với tù nhân, những nhân viên Ban giám thị phải tính toán việc thực
hiện vụ giết người với hiệu quả cao nhất, gọn nhất, đỡ tốn nhất. Họ phải
thực tập việc giết người bằng phòng hơi độc cả tháng trước. Cuộc sống ở
đấy kỳ lạ lắm. Nó làm cho tất cả mọi người ở đó, tù và cai tù, sầu não, chán
đời. Naifeh sẽ cho phép anh vào gặp ông Cayhall. Hai người, luật sư và tử
tù, có quyền nói chuyện với nhau mỗi lần hai giờ đồng hồ. Nhưng anh cũng
nên chờ đợi lần gặp thứ nhất của anh với ông Cayhall chỉ dài có năm phút,
vì có thể ông ta không chịu nói chuyện với anh. Nếu ông ấy từ chối, anh
đừng ép. Nên trở lại gặp ông ấy vài lần nữa, nếu cần.
– Ông gặp ông Cayhall lần cuối khi nào?
– Khoảng hai năm trước. Wallace Tyner và tôi cũng đến gặp. Anh cần hỏi
chuyện Tyner. Hắn nắm vững hồ sơ Cayhall từ sáu năm nay.