MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 11

lại càng thêm hiếm. Thư viện của nhà nước, phần bị mất cắp, phần bị cướp
đoạt, nhiều thư viện gia đình tiêu tan trong khói lửa.

Không nói chi xa, chỉ kể từ năm 1954 trở lại đây (1974), thử hỏi mấy

ai giữ được trọn bộ tuần báo Tiến Thủ

4

trong đó có bài « Một thế kỷ mấy

vần thơ » của TRUY-PHONG mà SƠN NAM nhận xét là « một trong
những bài thơ đẹp nhất của thế kỷ hai mươi này » ?

Vì không có đủ trong tầm tay những tài liệu cần thiết để phối kiểm

những điều mình viết nên các soạn giả dễ lặp lại những sai lầm của nhau.

- Chẳng hạn như HUÌNH TỊNH CỦA không hề có một tác phẩm nào

nhan là Gia lễ quan chế mà nhiều sách của ta đến ngày nay vẫn cứ ghi như
vậy và học trò cứ phải học mãi như vậy.

- Một giai thoại về hai câu đối của chúa Trịnh và Cống Quỳnh được

đem gán cho CAO BÁ QUÁT :

« Nước trong leo lẻo cá đớp cá,
Trời nắng chang chang người trói người.
»

- NGUYỄN CÔNG TRỨ mất năm 1858 hay 1859 ? NGUYỄN

KHUYẾN, năm 1910 hay 1909 ?

- TẢN-ĐÀ nổi tiếng là « con người của hai thế kỷ » vậy mà theo sách

vở đang lưu hành, thì nhà thi sĩ của chúng ta có tới những hai năm sanh và
bốn ngày mất. Còn PHẠM QUỲNH sanh năm 1890, 1891 hay 1892 ?

- Tờ Tri Tân tạp chí được hầu hết các sách giáo khoa khai tử cho nó ở

số 127 đầu năm 1944 trong lúc nó thọ cho đến giữa năm 1946. THIẾU-
SƠN được ghi là một cọng sự viên của Tri Tân trong lúc ông không có viết
một dòng nào cho tờ này.

- Một câu nói để đời của ông NGUYỄN VĂN VĨNH « Nước Nam ta

mai sau này hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ » được nhiều tác giả ghi lại
khác nhau, khi sai một chữ, khi thiếu, khi dư.

- Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ » do « TÔN THỌ TƯỜNG ngụ ý »

đăng ở số 2 tờ Miscellanées năm 1889 (trang 16) của TRƯƠNG-VĨNH KÝ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.