MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 110

Có gia đình có hài nhi mới chào đời, còn dè dặt đợi xem có chắc nuôi

được không đã rồi chuyện khai báo sẽ tính sau. Có người đợi ngày lành
tháng tốt rồi mới chịu khai, trễ một đôi năm cũng được. Còn nếu có yểu tử
thì đem chôn. Chết là hết, khai báo làm gì vô ích và mất thì giờ. Ở nơi xa
xôi hẻo lánh ; chánh quyền có muốn kiểm soát cũng chẳng phải là một điều
dễ. Ai có thử đi về miệt Năm-căn hay đi tuốt xuống Rẫy Chệc (mũi Cà-
mau), hoặc những đồn điền tiếp nối với rừng rậm ở miền đông… thì sẽ
hình dung được cách đây mấy chục năm thôi về cái chuyện kiểm soát.
Người ta không khai hay chưa khai chớ có trốn xâu lậu thuế gì đâu. Đối với
người lớn, nhớ ngày giỗ là được rồi :

« Mai không tên tớ tớ đi ngay,
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày ».
TÚ XƯƠNG

Nếu nhà có gia phả thì chắc quá rồi. Nhưng đâu phải nhà nào cũng có.

Mà có rồi liệu giữ được không, ở trên một mảnh đất có quá nhiều tang
thương, biến cố như Việt-nam ? Lâu ngày chầy tháng, nếu không có hộ-tịch
mà cũng không có gia phả, người ta chỉ còn nhớ rõ được ngày nhờ lệ giỗ
quải, còn năm thì chỉ nhớ mang máng thôi.

Lại thêm ngày xưa, thay vì nói rõ con số chỉ năm, năm 1821 chẳng

hạn, người ta dùng con số chỉ niên hiệu một ông vua, như thay vì viết năm
1821, lại viết năm Minh-mạng thứ 2 hoặc năm Tân Tỵ thứ hai.

Rồi còn nữa, vấn đề đổi âm lịch ra dương lịch hoặc ngược lại, cẩn thận

đến như nhà bác học TRƯƠNG VĨNH KÝ mà cũng không tránh được sơ
xuất. Nhầm lẫn, sơ xuất là chuyện thường như ở trường hợp NGUYỄN
CÔNG TRỨ sau đây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.