MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 112

khác biệt đó ở TRẦN TRUNG VIÊN, ĐỖ BẰNG ĐOÀN và ĐỖ TRỌNG
HUỀ (1859).

Thật ra, ỨNG-HÒE NGUYỄN VĂN TỐ là người đầu tiên sử dụng mà

có viện dẫn chi tiết trong sách « Đại-Nam chánh biên liệt truyện », quyển
20 : « Năm Tự-đức thứ 12 (1859), vì có việc binh cách, vua xuống chỉ lại
dùng ông : ông trần tình là già yếu không kham nổi, vua y cho. Năm ấy ông
mất, thọ 82 tuổi ».

145

Mãi đến 22 năm sau, NGUYỄN QUẢNG TUÂN vạch ra « Những

điểm sai lầm về Nguyễn Công Trứ »

146

cũng viện dẫn sách Đ.N.C.B.L.T.,

lặp lại nguyên văn đoạn dịch trên của ỨNG-HÒE để đính chánh năm mất
của N.C.T. Sau đó, nếu tôi không lầm, ông là người đi đầu trong sách giáo
khoa về việc sửa lại cho đúng năm mất của N.C.T.

Trước tiên, về ngày tháng âm lịch (14 tháng11), tất cả đều đã đồng ý.

Nhưng ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ đổi ra dương lịch không phải là
ngày 7-12-1858 mà là ngày 18-12-1858. (Tưởng nên nhớ ngày 7-12-1958,
Hội Văn Hóa Á-châu đã tổ chức lễ kỷ niệm đệ bách chu niên húy nhựt
N.C.T. tại tòa Đô chánh Sài-gòn).

Kế đó, năm Tự-đức thứ 12 không phải là năm Mậu Ngọ (1858) mà là

năm Kỷ Vị, 1859. Và ngày 14 tháng 11 năm Kỷ Vị đổi ra dương lịch mới
chánh là ngày 7-12-1859.
Thành ra lễ kỷ niệm 100 năm ngày giỗ thi hào
N.C.T. hồi năm 1958 đã được tổ chức sớm hơn một năm.

Giả thiết như có một câu hỏi trắc nghiệm giáo khoa về N.C.T như thế

này : « Ông Nguyễn Công Trứ mất năm : a) 1857. b) 1858. c) 1859. d)
1860 » thì thí sinh phải đánh dấu ở chữ b hay chữ c, trong lúc sách vở chưa
thống nhứt theo chi tiết được coi là đúng, kể luôn cả sách của Bộ Quốc gia
giáo dục in ra ? Về trường hợp của NGUYỄN KHUYẾN cũng vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.