MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 113

NGUYỄN KHUYẾN

Nhiều tác giả kể từ DƯƠNG QUẢNG HÀM ghi niên tuế của

NGUYỄN KHUYẾN là 1835-1909.

Trong « Việt-nam văn học sử giản ước tân biên », quyển III ở trang 47,

ông PHẠM THẾ NGŨ ghi năm 1909, qua trang sau lại ghi năm 1910. Bộ
này in lần thứ ba đổi tựa lại là « Lịch sử văn học Việt-nam tân biên giản
ước »
(1972) cũng vẫn còn giữ lại chỗ bất nhứt đó.

Các ông ĐỖ BẰNG ĐOÀN và ĐỖ TRỌNG HUỀ trong « Việt-nam ca

trù biên khảo » (1962) ghi năm 1910.

Vậy năm nào có thể coi là đúng, 1909 hay 1910 ?

Năm 1957 ở Sài-gòn, ông HOÀNG Ý VIÊN, tú tài, bố chánh trí sĩ, có

cho xuất bản quyển « Tam nguyên Yên-đổ ». Cuốn này có hai phần : tiểu sử
và tác phẩm của N.K. Khi biên soạn và sao lục, họ HOÀNG có liên lạc
được với ông ĐẠM NGUYÊN, chủ nhiệm tờ « Tầm-nguyên » lúc bấy giờ
và là một người cháu nội của vị Tam-Nguyên. Trong cuốn « Tam-nguyên
Yên-đổ »
, hai ông có phiên dịch một số bài thơ chữ của NGUYỄN
KHUYẾN.

Ba mươi năm trước đó ở Hà-nội (1927), ông ĐẠM NGUYÊN đã có

cho xuất bản tập thơ « Quế-sơn » của người tổ phụ, kèm theo một bài tựa
của chính ông viết tại Yên-đổ. Như vậy, ông là một người có thể nói là một
chứng nhân thật gần gũi với N.K. và có thiết tha với văn nghiệp của tổ phụ
mà ông còn gìn giữ được. Bởi lẽ đó, chi tiết về cái chết của N.K. trong cuốn
« Tam-nguyên Yên-đổ » đáng được coi là gần sự thật hơn hết : « Cụ mất
năm 76 tuổi (năm Canh Tuất), cũng đúng vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch
(1910) tại làng Yên-đổ. » (tr.22)

Đổi ra dương lịch, đó là ngày 24 tháng 2 năm 1910.

(Luôn tiện cũng xin nhắc lại đây là cuộc đời làm quan của ông

NGUYỄN CÔNG TRỨ (1820-1848) tuy dài và có lắm nỗi thăng trầm,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.