MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 115

HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA VỚI TOÀN BỘ VĂN NGHIỆP CỦA
ÔNG

Trong giai đoạn văn học quốc ngữ phôi thai ở Nam-kỳ, hai người có

công đầu là TRƯƠNG VĨNH KÝ (1837-1898) và HUÌNH TỊNH CỦA
(1834-1907). VŨ NGỌC PHAN gọi là « hai người có tiếng nhất », nhưng
chỉ nghiên cứu riêng có TRƯƠNG VĨNH KÝ ở chương I « Những nhà văn
hồi mới có chữ quốc ngữ
» trong quyển « Nhà văn hiện đại » (1942). Trong
quyển « Nam kỳ danh nhân » (1943) của ĐÀO VĂN HỘI có mặt
TRƯƠNG VĨNH KÝ, cả TÔN THỌ TƯỜNG nữa, mà không có HUÌNH
TỊNH CỦA. Có nhiều sách biên khảo về họ TRƯƠNG, chữ Pháp có, chữ
Việt có, còn về họ HUÌNH thì không, trong lúc họ HUÌNH cùng với họ
TRƯƠNG đều được coi là « ông tổ của văn học cận đại ». Mãi đến gần
đây, HUÌNH TỊNH CỦA mới được chú ý hơn một chút trong hai bộ văn
học sử của PHẠM THẾ NGŨ

147

và THANH-LÃNG

148

. Trong cả hai bộ

này, tác phẩm không được kê ra đầy đủ và ở sách của ông PHẠM THẾ
NGŨ, có đôi chỗ cần được đính chánh.

Trước tiên, hãy nói về tính danh tác giả và sau đó về tác phẩm.

TÁC GIẢ

Trên bìa « Đại-Nam quấc âm tự vị », một bộ sách mà cả hai nhà viết

văn học sử nói trên đều đồng thanh xác nhận giá trị, tính danh tác giả được
ghi là HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA.

149

Hầu hết những sách có nhắc đến bộ tự vị của ông, đều ghi lại cái họ

của ông (HUỲNH) với chữ Y thay vì I (HUÌNH) và trong tính danh, bỏ bớt
chữ PAULUS. HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA biến thành HUỲNH TỊNH
CỦA. Ông là người tín đồ Thiên Chúa giáo, PAULUS là tên thánh cũng
như tên thánh của TRƯƠNG VĨNH KÝ là PÉTRUS, PÉTRUS TRƯƠNG
VĨNH KÝ. Như vậy, chữ PAULUS lẽ ra phải đặt trước tính danh của ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.