MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 117

có hai quyển « Gia lễ quan chế » và « Tục ngữ, Cổ ngữ », còn nhan sách
thiếu hẳn thì có nhiều.

« Tục ngữ, Cổ ngữ », nhan sách này bị nhiều tác giả bỏ sót hai chữ «

Gia ngôn » ở phía sau : « Tục ngữ, Cổ ngữ, Gia ngôn ». Vì cái tựa có đến
hai dấu phết, nên nếu kê tác phẩm của ông H.T.C. cách liên tục mà không
qua hàng thì người đọc có thể hiểu lầm một tác phẩm thành hai hay ba.

Ngược lại cũng có trường hợp hai cuốn bị nhập lại làm một như « Gia

lễ quan chế ». Cái lầm này bắt nguồn từ ông Georges CORDIER, tác giả
quyển « Morceaux choisis d'auteurs annamites » (1932) rồi từ đó, người
viết sau giẫm chân theo. Bốn chữ « Gia lễ quan chế » đi chung với nhau
như vậy cũng không phải là vô nghĩa : gia lễ do nhà nước đặt định. Nhưng
gia đình giàu nghèo có khác nhau, làm sao mà quan chế gia lễ để thi hành
cho nhứt trí được ? Có chăng nữa thì cũng miễn cưỡng lắm.

Thật ra, gia lễ và quan chế thuộc hai lãnh vực khác nhau như thi ca với

võ thuật.

- Gia lễ là những nghi lễ hay lễ tục nơi gia đình trong những dịp quan,

hôn, tang, tế. Chúng ta có những sách như « Thọ Mai gia lễ », « Gia lễ chỉ
nam »
(1942), « Gia lễ giản yếu » (DƯƠNG BÁ TRẠC, 1942), « Gia lễ »
(TÂY-HỒ BÙI TẤN NIÊN và T.G.K., 1972). Những sách loại văn hóa sử
cũng có đề cập.

- Quan chế là sự phân định phẩm trật quan lại cùng nhiệm vụ, quyền

lợi của họ, cũng như bây giờ ta nói qui chế công chức. Chẳng hạn như bên
hàng văn giai cũng như võ giai có tất cả chín phẩm, mỗi phẩm chia làm hai
trật : chánh nhứt phẩm, tòng nhứt phẩm, chánh nhị phẩm, tòng nhị phẩm…

Chẳng có mảy may liên hệ nào giữa gia lễ với cái thang lương bổng

ngày xưa từ đệ cửu phẩm quan đến đệ nhứt phẩm quan (quan chế).

Như vậy, cái tựa sách « Gia lễ quan chế » xem qua bất ổn. Giả thiết

như có cái dấu phết ở giữa Gia lễquan chế cũng vẫn còn thấy khiên
cưỡng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.