MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 116

như thường thấy, PAULUS HUÌNH TỊNH CỦA. Nhưng có qui tắc nào qui
định việc đó hoặc cấm xen kẽ tên thánh vào giữa họ và tên hoặc chữ lót và
tên ? Ta không thể nói, viết như ông là sai. Ta nên ghi đúng tính danh cùng
tên thánh của tác giả ghi trên sách vở mà không nên tự tiện sửa lại theo thói
quen của chúng ta bây giờ. Để cho kẻ đến sau cũng biết rằng người trước
cũng có lối xen tên thánh vào giữa tính danh như thế. Ngoài ra, thông
thường trong khi viết (không phải để chỉ đích danh ông là tác giả của bộ «
Đại-Nam quấc âm tự vị ») ta có thể gọi là HUÌNH TỊNH CỦA, PAULUS
CỦA hay ông CỦA.

Còn chữ HUÌNH nữa. Viết với I ngắn như thế, bây giờ nhiều người

thấy chướng mắt lắm. Nhưng đó chẳng qua là thói quen. Trong « Đại-Nam
quấc âm tự vị »
, tác giả còn viết HUINH là anh, KỈ là ghế. KHUIA là quá
canh, đêm tối. Nếu ngày nay, chúng ta không đồng ý cách viết như vậy,
tưởng cũng nên tôn trọng tác giả bằng cách viết đúng theo tính danh hay
bút hiệu tác giả ghi trên bìa sách. Ông NGUYỄN HỮU NGƯ ký bút hiệu
NGU-Í. Người viết về ông có nên sửa lại theo mình là NGU-Ý chăng ?

Ông PHẠM VĂN DIÊU trong mục « Tham khảo thư loại » ở cuối

sách « Văn-học Việt-nam » (1960) có dẫn đúng tựa và tên tác giả : « Đại-
Nam quấc âm tự vị
của HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA ». Đó là một điều
hiếm thấy.

Xin lưu ý là chữ « quấc » viết « â » chớ không phải « ô ». Trong phần

văn nghiệp của ông CỦA, nhiều sách khi dẫn ra bộ này lại viết quốc với
chữ ô. Quyển « Giông tố » của VŨ TRỌNG PHỤNG đã được in lại mấy
lần mà nào có ai sửa lại là Dông tố đâu cho đúng chánh tả.

TÁC PHẨM

Tác phẩm của ông PAULUS CỦA (còn gọi là TỊNH-TRAI, không rõ

là tự hay hiệu) bị thất lạc một phần lớn. Có lẽ vì thế mà nhiều sách hiện giờ
chép thiếu hoặc sai, trong số chép sai và thiếu ở ngay cái tựa hay nhan sách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.