MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 126

DƯ LUẬN VỀ PHẠM QUỲNH VÀ THỜI ĐIỂM SANH TỬ CỦA
ÔNG

Một sáng chúa nhựt tháng mười năm 1962, thính phòng Quốc gia âm

nhạc và kịch nghệ ở đường Nguyễn Du (Sài-gòn) bỗng hóa thành chật hẹp,
nhiều người phải đứng, có người đứng lâu, ngồi bệt trên sàn gạch. Ngồi
trên sàn gạch nghe cũng được. Nghe giáo sư NGUYỄN VĂN TRUNG nói
chuyện chớ đâu phải đi coi hát mà phải xem mặt đào kép. Đề tài buổi nói
chuyện hôm đó là văn học và chánh trị có liên hệ đến PHẠM QUỲNH.
Nhận định của diễn giả bất lợi cho họ PHẠM về mặt chánh trị. Sau đó, có
nhiều phản ứng chống đối ông N.V.T. Đặc biệt, một độc giả tờ « Tự Do »
của ông PHẠM VIỆT TUYỀN viết một loạt bài hăng hái bênh vực PHẠM
QUỲNH. Ông TRUNG một mực làm thinh mà chuẩn bị trả lời chu đáo
bằng một tác phẩm : « Chủ Nghĩa thực dân Pháp ở Việt-nam – Thực chất
và huyền thoại
. 1. Văn hóa và Chính trị ».

165

Kể từ ấy đến nay, thời gian đứng về phía ông TRUNG. Ý kiến của

nhiều tác giả không thuận lợi cho P.Q. về mặt chánh trị. Một vài dẫn chứng
theo thứ tự thời gian :

- « Thực ra thanh danh ông Quỳnh đã mất từ lâu rồi, từ ngày Pháp-

Đức giao tranh, dân ta phải mua « quốc trái » để viện trợ Pháp, ông đã
không ngần ngại cho in trong tạp chí « Nam Phong » mà viên chánh mật
thám Marty sáng lập, câu biểu ngữ : Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc.
» – LÃNG NHÂN

166

- « Nhưng đến khi làm chánh trị, làm chánh trị nghĩa là con người văn

nghệ bước sang thể hiện đường lối của mình xưa phơi trên trang giấy, nay
thành hành động biến cải thì than ôi, Phạm Quỳnh đã đứng về phe thống trị
Pháp cho nên phản lại dân tộc Việt-nam, nghĩa là Phạm Quỳnh đã dùng cả
cái vốn văn hóa của mình xây dựng phục vụ cho đường lối chính trị phản
bội dân tộc của mình ». – THẾ PHONG

167

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.