MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 14

VỀ TÁC GIẢ

Tra cứu kỹ càng để san bằng những sai biệt về tiểu sử tác giả như :

1. Tính danh

CHU THẦN khi được ghi là tự, khi là hiệu của CAO BÁ QUÁT trong

lúc tự, hiệu có khác nhau. Có người ký nhiều bút hiệu mà có lẽ chính tác
giả cũng không nhớ hết. Làm sao khám phá ra hết những bút hiệu của một
tác giả để có được một cái nhìn khái quát mà đầy đủ về một văn tài có tính
cách đa diện. Do sự tiết lộ của bà ÁI LAN hồi năm 1968, chúng ta mới biết
được cụ PHAN BỘI CHÂU có hai tiểu thuyết dài do ký giả LÊ TRUNG
NGHĨA hiệu BÚT-SƠN đứng tên cho tiện việc ấn hành : một là « Hai ngôi
sao ái tình »
đăng trên Phụ nữ tân văn và một nữa là Yến kỳ nhi do nhà in
Nguyễn văn Viết ở Sài-gòn ấn loát.

5

Năm 1942, nhà sách Nguyễn khánh Đàm ở Sài-gòn có tổ chức một «

Cuộc triển lãm sách báo Việt-nam » từ ngày 11 đến ngày 18 tháng Bảy.
Trong một bài tường thuật, một ký giả có hỏi : « Các ông Đặng Thúc
Liêng, Nguyễn văn Kiều, Lê Hoàng Mưu, Lê Sum, Nguyễn Chánh Sắc,
Nguyễn Kim Đính, Trương duy Toản, Nguyễn Háo Vĩnh, v.v… chẳng đáng
gọi là văn sĩ ư ? Tác giả « Phan-yên ngoại sử » mở đường cho Thư xã tòng
thơ, ra lối tiểu thuyết có hình trước nhứt ở Nam-kỳ, thế chẳng đáng qui
công cho Trương duy Toản hay sao ? »

6

TRƯƠNG DUY TOẢN, bút hiệu Mạnh tự (1885-1957), là người chủ

trương biên tập tờ Trung lập báo (1924-1933) ở Sài Gòn. Trước đó, họ
TRƯƠNG đã từng hoạt động chung với cụ PHAN BỘI CHÂU. Ông
NGUYỄN BÁ THẾ có nhắc đến TRƯƠNG DUY TOẢN trong loạt bài «
Chiến sĩ trên đường duy tân cứu quốc »

7

mà không nhắc đến một tập hồi ký

lịch sử « Phong trào cách mạng trong Nam » dưới bút hiệu ĐÔNG HỒ đã
được đăng dần trên tuần báo Tiến Thủ đầu năm 1956.

2. Thời điểm sanh, tử

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.