VỀ TÁC PHẨM
1. Truy nhận tác giả những tác phẩm vô danh
Bây giờ mới được biết dịch giả truyện « Bích-câu kỳ ngộ » là của VŨ
QUỐC TRÂN, tác giả của « Nhị độ mai » là HỒ QUỐC LỘC (1734-1791).
2. Xác định tác giả đích thực của một thi, văn phẩm được qui cho
nhiều tác giả
Như bài thơ luật thất ngôn bát cú « Vào hè »
(Ai xui con quốc gọi
vào hè) theo NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG và BÙI HỮU SỦNG là của
NGUYỄN KHUYẾN, theo NGHIÊM TOẢN là của Tuyết-huy DƯƠNG
BÁ TRẠC.
PHẠM MẠNH PHAN hỏi « Bài thơ Dệt cửi phải chăng của vua LÊ
THÁNH TÔN ? »
. QUÁCH TUẤN khám phá ra một điều là ở cuốn Văn
đàn bảo giám in lần thứ hai, quyển 1 (1929), TRẦN TRUNG VIÊN cho bài
tứ tuyệt đó
là của LÊ THÁNH TÔN, nhưng đến quyển ba thêm bốn câu
nữa thành một bài bát cú
và cho là của PHAN THANH GIẢN. Ông
QUÁCH TẤN bảo không phải của P.T.G mà là của TÔN THỌ TƯỜNG
.
Ông KHUÔNG-VIỆT, tác giả quyển Tôn Thọ Tường (1942) quả quyết là
không phải
. Rốt cuộc không ngã ngũ ra sao cả.
Bài hát nói « Thị Mốc »
(So danh giá ai bằng thị Mốc) của
NGUYỄN KHUYẾN hay NGUYỄN VĂN DANH ? N.V DANH theo LÊ
TRÀNG KIỀU, N. KHUYẾN theo PHẠM VĂN SƠN
. Chưa ai chịu ai
trong lúc nhiều sách giáo khoa đã qui cho N. KHUYẾN.
Bài hát nói « Hương-sơn phong cảnh »
(Thú thiên nhiên đâu bằng
Hương-tích), TRẦN TRUNG VIÊN trong « Văn đàn bảo giám », NGÔ
TẤT TỐ trong « Thi văn bình chú » đề là của LÊ THÁNH TÔN. Ông
VIỆT LAM qui cho DƯƠNG KHUÊ
. Sau đó, các ông NGUYỄN
TƯỜNG PHƯỢNG, PHAN VĂN SÁCH và BÙI HỮU SỦNG trong «