PHAN VĂN DẬT đã truy không ra một bà nào là Bằng phi cả vào
thời Dực-tông thì làm sao dám cả quyết bài « Khóc Bằng phi »
(Ớ thị
Bằng ơi đã mất rồi) là của ông ấy ?
Trong V.Đ.B.G, bài thơ « Bán than »
(Một gánh kiền khôn quảy
xuống ngàn) được ghi cho TRẦN KHÁNH DƯ. Sau HOA BẰNG và NGÔ
TẤT TỐ, ông KIÊM ĐẠT đặt lại nghi vấn rõ ràng hơn : « Tác giả bài Bán
than là ai ? »
Bài nào đã xác định được tác giả như « Hương-sơn phong cảnh », «
Sống », « Chết »… thì người viết sách cần theo dõi để cập nhựt hóa điều
mình viết và để loại bớt tính cách bất nhứt giữa các sách, nhứt là sách giáo
khoa.
Bài nào chưa xác định được tác giả thì cứ để là khuyết danh hay nghi
vấn như trường hợp bài « Bán than ».
4. Phục hồi nguyên bản hay hiệu chính cho gần nguyên bản nhứt
những tác phẩm đã phổ biến
Bài « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ »
(Xóc áo gài trâm vẹn chữ tùng)
của TÔN THỌ TƯỜNG chưa được một sách giáo khoa nào chép đúng theo
bản quốc ngữ đã in trong tập Miscellanées
. Hiện chưa ai trình dẫn được
một bản quốc ngữ nào cũ hơn. KHUÔNG-VIỆT trong quyển Tôn Thọ
Tường (1942) và kế đó là ĐÔNG HỒ trong bài « Thơ Tôn phu nhơn » đã
sao lại đúng
. Học sinh cứ phải học mãi một bài sai nguyên tác. ĐÔNG-
HỒ có nhận xét : « Mỗi khi sao chép thơ văn của người xưa, ngứa tay chữa
đi ít chữ theo ý mình đó là cái thông bịnh của nhiều người. Nếu không phải
vậy thì sao mà bao nhiêu thi văn xưa của chúng ta không có bài thơ, bài văn
nào thuần nhất. Nếu có một trăm bản chép ở một trăm tập thì chắc chắn là
có một trăm chỗ sao chép khác nhau ! » (tr.27)
Trong chiều hướng đó, ông THUẦN-PHONG muốn khôi phục bản
chánh của Truyện Kiều gần nguyên tác hơn hết : « Kim Túy tình tứ »
trong
Đồng-Nai văn tập.