khi đã về trí sĩ. TÔN THỌ TƯỜNG mất trước PHAN VĂN TRỊ khá lâu
(TÔN năm 1877, PHAN năm 1910 ?) mà nhiều tác giả viết về Tôn lại cho
ông này làm bài « Bái công khóc Hạng Võ »
(Trăm năm non nước một
gươm thần) để điếu ông PHAN VĂN TRỊ.
Trong Tri Tân từ số 19 (17-10-1941) trở đi, loạt bài « Tài liệu để đính
chính những bài văn cổ » rất hữu ích cho những nhà chú giải hay viết văn
học sử. Theo ông GIẢN CHI : « Chú thích mà thiếu sót lầm lẫn, đối với
học giả Việt-nam chúng ta, cơ hồ đã thành thông lệ ».
6. Phát hiện những tài liệu cũ tản mác trong dân gian hoặc bị bỏ
quên trong các thư viện công
Việc sưu tập và phát hiện này không phải là dễ, ngay cả đối với những
nhà viết văn học sử.
Trước năm 1945, ông HOÀNG XUÂN HÃN đã đưa ra ánh sáng tập
Mai đình mộng ký của NGUYỄN HUY HỔ
. Năm 1945, ông THI-NHAM
phát hiện mà không rõ « Ai là tác giả Bộ thần quốc âm ca ? ».
Gần đây, trên tạp chí Đại Học, ông BÙI QUANG TUNG cho biết có «
Một áng văn chưa hề xuất bản : Bài « Trung Nghĩa ca » của Đoàn Hữu
Trưng » liên hệ đến cuộc khởi loạn Chày Vôi của Hồng Bảo ở Huế (1866)
gồm có 498 câu lục bát
. Ông TRẦN VĂN TOÀN có sao lục lại một tác
phẩm vô danh « Thiên Y thánh mẫu truyện ca » gồm có 204 câu lục bát
.
Viện Hán Học ở Huế có sưu tầm được một tập thơ lục bát khá dài, trừ
những đoạn mất, còn lại trên 2000 câu lục bát nhan là « Thất thủ kinh đô
tân truyện »
liên quan đến việc kinh thành Huế thất thủ ngày 5 tháng Bảy
1885, có nhiều chi tiết hơn « Hạnh Thục ca » (1036 câu lục bát) của bà
NGUYỄN NHƯỢC THỊ BÍCH. BÌNH NGUYÊN LỘC và SƠN NAM đã
moi ra từ một nội san của Hội Đông-dương khảo cổ tại Sài-gòn một tập «
Bốn bang thơ » dài 308 câu lục bát
. Đó chỉ là một vài dẫn chứng. Công
cuộc sưu tập không phải chỉ dừng lại ở vài kết quả đó.