MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 22

Còn ở trong Nam, phong trào dịch thuật hồi đầu thế kỷ này nó phong

phú ra sao, gồm có bao nhiêu dịch giả, bao nhiêu dịch phẩm, phần lớn
thuộc loại nào, ảnh hưởng đến nền văn học quốc-ngữ ở Nam-kỳ ra sao…
chưa có ai làm sáng tỏ. Nếu được biết chỉ riêng một mình TRẦN PHONG
SẮC dịch và phiên âm được mười bảy bộ sách, trong số đó có « Tây du
diễn nghĩa »,
« Phong thần diễn nghĩa », chắc độc giả cũng có thể tưởng
tượng được phần nào số lượng sách dịch thời bấy giờ.

Làm được những công việc nêu trên về tác giả, tác phẩm, không cần

phải là những nhà viết văn học sử nhưng những công việc đó lại có thể góp
phần hữu ích vào việc soạn thảo một bộ văn học sử Việt-nam với ít thiếu
sót và khuyết điểm hơn. Những công việc đó cũng gần tương tự như việc
biên soạn đại đoạn sử (chép sử một thời đại) so với thông sử (sử chép gồm
tất cả các thời đại).

Trong quyển « Nguồn gốc Mã-lai của dân tộc Việt-nam » (1971),

BÌNH NGUYÊN LỘC có nhắc lại một ý kiến của cố đạo L. CADIÈRE sau
khi ông này viết xong bài « Nghiên cứu về Lũy Thầy » : « Khi mà hàng
trăm người làm xong những công việc nho nhỏ như thế này rồi thì những
người khác sau này mới có thể viết một bộ sử cho xứ An-nam (1960) »

54

. Ý

kiến này chẳng những rất xác đáng trong phạm vi sử học mà cũng còn rất
xác đáng trong phạm vi văn học sử nữa.

Nếu không có những công việc nho nhỏ như vậy, thì người viết một

thông sử cho văn học Việt-nam sẽ khó tránh khỏi sai sót hoặc lặp lại một
vài nhầm lẫn của người khác.

Bởi những lẽ nêu trên, chúng tôi chọn nhan cho quyển sách này là «

Mảnh vụn văn học sử ».

*

Trong khi đi tìm kiếm, nhặt nhạnh những mảnh vụn văn học sử, ngoài

vấn đề tài liệu, chúng tôi thấy có vài trở ngại phát sanh từ những sự kiện
thông thường trong giới cầm bút hoặc xuất bản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.