MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 23

7. Sự sao chép vô tình không được trung thực

Chẳng hạn như bài « Một thế kỷ mấy vần thơ » của TRUY PHONG

lần đầu tiên đăng trên tuần báo « Tiến Thủ » vào giữa năm 1956, chỉ có non
bốn năm sau trên tập san văn nghệ « Mã Thượng » số đặc biệt xuân Canh
Tý (1960) mà đã biến thành « Một thế hệ… mấy vần thơ »

55

. Cô THANH

NGÔN sao lại bản của Mã Thượng nên cũng chép « Một thế hệ… mấy vần
thơ » trong quyển « Đường lối văn nghệ dân tộc »

56

. Năm 1970, « Một thế

kỷ mấy vần thơ » được in thành sách

57

cùng với nhiều bài khác, mới đính

chánh được nhan đề sai lầm trên kia. Nếu không, chừng một thế hệ nữa thì
khổ cho người sau mất công làm công việc trinh thám văn học. Tuy nhiên
cũng có một điều đáng tiếc là bản in thành sách có khác (sửa một đôi chữ,
thêm một vài câu) với bản in trên « Tiến Thủ » mà tác giả không báo trước
cho độc giả ở bìa sách hoặc ở lời tựa.

8. Sự cố ý sửa văn người khác theo ý riêng của mình

Khiến cho một tác phẩm có nhiều thoại khác nhau (Truyện Kiều, Lục

Vân Tiên, Tôn phu nhơn qui Hớn thơ…)

9. Không chua xuất xứ những tài liệu sử dụng hoặc những tài liệu

mới khám phá

KHÁI-SINH DƯƠNG TỤ QUÁN sao lục bài « Một thiên ái quốc »

của PHAN BỘI CHÂU

58

mà không nói rõ từ đâu để người đọc có thể tin

được ở tính cách xác thực của bài ấy đến độ nào. Cũng vì lẽ đó, ông TỪ
NGỌC lên tiếng « Hỏi ông Nông-sơn và ông Hải-nam : Hai bài văn đó xuất
xứ ở đâu ? » sau khi hai ông này cho đăng bài « Vịnh vua Tần Thủy Hoàng
» của NGUYỄN SĨ CỐ và bài « Văn tế đuổi cá sấu » của NGUYỄN
THUYÊN.

59

10. Chua xuất xứ không đủ những chi tiết cần thiết

Nhứt là về thời điểm để người đọc biết rõ tài liệu sử dụng có cống hiến

gì mới hay chỉ là một sự lặp lại của người đi trước. Như ở mục « Những
sách vở văn chương đã dùng làm tài liệu để viết quyển này
» (Cao Bá

Liên Kết Chia Sẽ

    Just a moment...
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.