MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 25

Có khi nhà xuất bản dành hết cho mình phần sửa ấn cảo mà không đưa

bản vỗ chót cho tác giả xem lại, hoặc tác giả ở xa không xem lại được nên
khó tránh sơ sót. Tác giả có được sửa bản vỗ chót chưa hẳn là sạch lỗi
nhưng chắc là phải ít lỗi hơn. Nhưng nếu tác phẩm được in lại nhiều lần, thì
những lỗi cũ lẽ ra phải được sửa chữa.

Tiết kiệm hay quên một đôi trang đính chánh dễ gây hại về sau cho

học giới.

Chúng tôi nêu ra những sự kiện trên để lưu ý giới cầm bút và nhà xuất

bản vô tình gây khó khăn cho những nhà viết văn học sử.

*

Để đóng góp cho một bộ văn học sử ít sai sót, chúng tôi đề nghị thành

lập một ủy ban để làm những việc sau đây :

1. Thống nhứt những chi tiết về tiểu sử các tác giả.

2. Thống nhứt nhan đề và thoại của các tác phẩm văn chương kim cổ

cùng đính chánh những sai lầm về tác giả và tác phẩm.

Ông NGUYỄN HIẾN LÊ có nhận xét : « Tình trạng thiếu thống nhất

đó thật là lộn xộn và ta càng chấm dứt nó sớm ngày nào càng hay ngày đó.
Vấn đề đã được đặt ra nhiều lần rồi, nhưng hễ chưa giải quyết xong thì vẫn
phải nhắc lại hoài. »

63

Từ năm 1962 đến nay, đã hơn mười năm trôi qua, vấn đề cũng vẫn còn

nguyên vẹn. Chẳng hạn, sau bài « Thơ Tôn phu nhơn của Tôn thọ Tường »
của ĐÔNG HỒ đã nhắc qua ở trên, dựa vào bản quốc ngữ cũ nhứt được
biết trích ở tập Miscellanées (1889), một loại sách giáo khoa cho trung học
và đại học gần đây vẫn sao lại với một cái nhan đề và một nội dung khác «
Tôn phu nhân qui Thục » thay vì « Tôn phu nhơn qui Hớn thơ ». Bài thơ
luật « Sống » của NGHIÊU-GIANG ĐẶNG VĂN BÁ vẫn được nhựt báo «
Tin sáng » sao lại với tên tác giả ở cuối bài là PHAN BỘI CHÂU.

64

13. Làm sao thống nhứt ? Một ủy ban văn hóa sẽ có việc làm trước

mắt và việc làm lâu dài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.