Quát, 1940), ông TRÚC-KHÊ ghi sơ lược « Tư tưởng chính trị trong văn
chương Cao Bá Quát (Khuyến học) Phan Trần Chúc ». Người đọc nói
chung không rõ đó là một bài diễn văn đã đọc ở diễn đàn một hội Khuyến
Học, hay một bài báo đã đăng trên một tờ có tên là « Khuyến Học » hay
một cuốn sách do nhà xuất bản Khuyến Học ấn hành, ở đâu, hồi nào.
11. không ghi rõ chi tiết xuất bản của tác phẩm ấn hành lần đầu
tiên
Nhiều tác phẩm ra đời trước năm 1945, trong mấy năm sau này được
tái bản ở Sài-gòn, hầu hết không ghi rõ chi tiết xuất bản của tác phẩm ấn
hành lần đầu tiên. Cùng một tư tưởng mà phát biểu trong những trường hợp
về thời gian khác nhau, nó có thể hoặc thông thường, hoặc bảo thủ, hoặc
tiến bộ. Riêng nhà xuất bản Bốn Phương của cố thi sĩ ĐÔNG HỒ thì khác
chu đáo về việc này.
12. Sách in sai mà không có bản đính chánh hoặc đính chánh thiếu
sót
Khiến cho điều in sai được phổ biến, nhứt là ở học đường thì phổ biến
rộng lắm. Trong Biểu nhất lãm văn học cận đại (1958), giáo sư THANH
LÃNG có viết : « Hai cuốn tự điển của Taberd, về sau, lại được mấy giáo sĩ
Théreul và Lesserteur bổ khuyết và cho tái bản lần đầu tiên tại Ninh-phú
năm 1877 »
. Đến « Bảng lược đồ văn học Việt-nam
», Théreul biến
thành Théreeult. Cả hai bộ trên đều có bảng đính chánh ở cuối sách, nhưng
không có đính chánh chữ Théreul hay Théreeult, đúng ra phải là Theurel.
Không biết có phải từ cuốn « Biểu nhất lãm văn học cận đại » hay không,
mà sau đó, có sách lặp lại một tên người in sai : Théreul. Trong « Nhà văn
hiện đại », viết về PHẠM QUỲNH, VŨ NGỌC PHAN có lặp lại một câu
của ĐỒ NAM TỬ : « Hồng-Nhân cũng là hiệu của ông ấy (Phạm Quỳnh)
vì ông ấy vốn quê ở Thượng-Hồng, Phủ-Bình, Hải-Dương »
. Mãi đến gần
đây, cũng vẫn còn có sách chép theo như vậy, đúng ra phải là phủ Bình-
giang.