Việc làm trước mắt là sưu tầm gom góp hết những bài in rải rác trên
các báo, chí từ trước đến nay đã làm được những công việc kể trên, như
ông NGUYỄN NGỌC MINH đã khám phá được tác gải bài « Hương-sơn
phong cảnh ca » là của ĐOÀN TRIỂN chớ không phải của VŨ PHẠM
HÀM. Kết quả sưu tầm được phổ biến bằng hai cách.
- Cách thứ nhứt là in lại thành sách đầy đủ những bài đã sưu tầm được,
như Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa trước kia đã làm trong một tinh
thần khác là in lại những bài xưa nay viết về NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU và
tác phẩm của nhà nho chiến sĩ này. Sách có thể giao cho Trung Tâm học
liệu thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục ấn hành và bán ra thị trường như những
sách khác của cơ quan này. Theo đà sưu tầm được sau này mà sách sẽ được
in tiếp thành cuốn II, cuốn III.
- Cách thứ hai là ra một bản thông tin rút ngắn lại nội dung những
sách trên, tựa như là một bản mục lục phân tích thật vắn tắt. Thí dụ :
NGUYỄN NGỌC MINH, « Một sự nhầm chung về tác giả bài Hương-sơn
phong cảnh ca ». (Tác giả bài này chính là ĐOÀN TRIỂN, nhạc phụ của
TRẦN VĂN GIÁP, một học giả ở Trường Viễn đông bác cổ, Hà-nội. Con
cháu trong gia đình họ VŨ PHẠM cũng đã xác nhận rằng VŨ PHẠM
HÀM không có để lại một tác phẩm nôm nào hết). Thanh Nghị tuần báo, số
37, 16-5-1943, tr. 12-13.
Bản thông tin này cũng do Trung Tâm học liệu ấn hành và phát không
cho báo chí và học đường, như đã phát không « Nội san danh từ chuyên
môn », mỗi số trên trăm trang. Bản thông tin này sẽ mỏng hơn và không tốn
kém nhiều như Nội san nói trên.
Có làm được như vậy, những công trình nghiên cứu lẻ tẻ xưa nay
không bị bỏ phí.
Cơ quan nào sẽ đảm trách công việc sưu tập này ?
Như đã nói ở trên, Phủ văn hóa trước kia có thành lập một Ủy ban san
định các tác phẩm của NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU. Phủ này vào giữa năm
1973 đã sát nhập vào Bộ quốc gia giáo dục và thanh niên thành Bộ văn hóa