MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 17

Việt-văn diễn giảng » (1954), ĐỖ BẰNG ĐOÀN và ĐỖ TRỌNG HUỀ
trong « Việt-nam ca trù biên khảo » (1962) đều qui bài « Hương-sơn phong
cảnh
» cho DƯƠNG KHUÊ.

Năm 1943, ông NGUYỄN NGỌC MINH có khám phá một sự nhầm

chung về tác giả bài « Hương-sơn phong cảnh ca » (Hựu hà tất Bồng-châu
doanh hải, Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan…). Tác giả bài này là ông
ĐOÀN TRIỂN, hiệu MAI VIÊN, người làng Hữu Thanh oai, sanh năm
1854, đỗ cử nhơn khoa Bính Tuất (1886), chớ không phải là VŨ PHẠM
HÀM theo TRẦN TRUNG VIÊN trong V.Đ.B.G và DƯƠNG QUẢNG
HÀM trong « Quốc văn trích diễm »

19

. Năm 1968, nghĩa là hai mươi lăm

năm sau, V.Đ.B.G được tái bản mà tên tác giả vẫn chưa được « điều chỉnh »
lại.

Bài thơ luật nhan đề là « Tuyệt mệnh » hay « Ai điếu Phan Thanh Giản

»

20

(Non nước tan tành hệ bởi đâu) được ông NGÔ TẤT TỐ trong « Thi

văn bình chú » ghi cho PHAN THANH GIẢN, TRỰC-THẦN rồi LÊ THỌ
XUÂN lên tiếng đòi trả lại cho ĐỒ CHIỂU.

21

Hai bài thơ luật « Sống »

22

(Sống tủi làm chi đứng chật trời), « Chết »

23

(Chết mà vì nước chết vì dân) của Nghiêu-giang ĐẶNG VĂN BÁ bị gán

lầm cho PHAN BỘI CHÂU, đã được ông LƯƠNG TRỌNG MINH đính
chánh trên tờ Tân Văn.

24

Bài « Chúc người đời » bấy lâu được gán cho TRẦN TẾ XƯƠNG,

thật ra là của Mân-châu NGUYỄN MẠNH BỒNG đã đăng tải trong Nam
Phong
số 32, tháng hai 1920, trang 172.

25

« Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trong đời
Vua quan sĩ thứ người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người.
»

3. Bài nào đã có tên tác giả mà sau nghiệm thấy không đúng thì

nên đặt thành nghi vấn đưa qua phần tác phẩm khuyết danh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.