MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 141

của một nhà văn. Ông chỉ để mất bản sắc đó khi ông nhận tiền trợ cấp của
thực dân để ra báo ! »

195

Chúng tôi tưởng nói như thế này mới xác hơn : « Ông chỉ thật sự để

mất bản sắc đó khi ông ra làm đổng lý văn phòng cho thủ tướng chánh phủ
Nam-kỳ tự trị do thực dân đẻ ra để nhằm vĩnh viễn phân ly Nam, Bắc.
Nhưng may mắn là ông đã sớm dang ra xa chánh quyền sau cái chết của thủ
tướng Thinh ».

*

Để hiểu con người và tác phẩm của HỒ BIỂU-CHÁNH, tưởng cũng

nên nêu ra đây một « bí quyết » về kỹ thuật tiểu thuyết của ông. Có lần, ông
thân mật tiết lộ với một nhân viên trong tòa soạn là để thỏa mãn độc giả ở
thôn quê lẫn thành thị, ông dẫn dắt câu chuyện khởi đầu từ thôn quê rồi lần
hồi ra thành thị và ngược lại. Theo ông giải thích, độc giả ở thôn quê muốn
biết chuyện ở thành thị và thị dân hiếu kỳ muốn biết qua hình ảnh đời sống
ở thôn quê.

Điều đó có đúng không, hay được khai thác đến một mức độ nào,

những ai muốn làm tiểu luận hay luận án về HỒ BIỂU-CHÁNH, cần xem
lại hết 64 bộ tiểu thuyết của ông, phóng tác lẫn sáng tác.

*

Ông THIẾU-SƠN trước trong « Phê bình và cảo luận » (1933) rồi ông

VŨ NGỌC PHAN sau trong « Nhà văn hiện đại », quyển II (1942) chỉ đưa
những nét phác giới thiệu chớ chưa đáng gọi là những bài nghiên cứu đủ
kích thước. Còn cố giáo sư DƯƠNG QUẢNG HÀM trong « Việt-nam văn
học sử yếu »
(1944) lại không nhắc qua một chữ về HỒ BIỂU-CHÁNH,
PHÚ-ĐỨC, hai tác giả đã từng có một thời tung hoành trong văn học giới
miền Nam về phương diện tiểu thuyết, trước cả SONG-AN HOÀNG
NGỌC PHÁCH với quyển « Tố Tâm » (1925), NGUYỄN TRỌNG
THUẬT với « Quả dưa đỏ » (1925), DƯƠNG TỤ QUÁN với « Nước đời
éo le »
(1925). Bước theo ông DƯƠNG QUẢNG HÀM, nhiều tác giả sau
đó cũng cho HỒ BIỂU-CHÁNH « việt vị » luôn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.