MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 142

Mãi đến gần đây, ông PHẠM THẾ NGŨ trong « Việt-nam văn học sử

giản ước tân biên », quyển III (1965) mới định cho HỒ BIỂU-CHÁNH
một chỗ đứng thích đáng trong địa hạt tiểu thuyết. Ông không « săn sóc »
HỒ BIỂU-CHÁNH kỹ bằng PHẠM QUỲNH, cho nên không thấy hay bỏ
quên nhiều mặt khác của một văn gia kỳ cựu có khả năng đa diện. Hai năm
sau, tập san « Văn » dành một số đặc biệt tưởng niệm HỒ BIỂU-CHÁNH :
« Lòng ngưỡng mộ của chúng tôi đối với nhà văn tiền phong của nền văn
chương tiểu thuyết Việt-nam rất là sâu xa chân thực ! »

196

. Số tưởng niệm

này cũng như tập hồi ký « Từ 1927 đến 1937 Mười năm làng báo Sài-gòn »
của NGỌA-LONG trên nhựt báo « Đuốc Nhà Nam » từ tháng Chín 1969 có
thể bổ túc hữu ích cho phần nghiên cứu HỒ BIỂU-CHÁNH của PHẠM
THẾ NGŨ về nhiều phương diện, « Lịch sử báo chí Việt-nam »

197

của

HUỲNH VĂN TÒNG bổ túc về phương diện báo chí, « Tôi đọc thơ » của
PHẠM VIỆT TUYỀN

198

một phần nào về mặt thi ca.

*

« Thời Tập », một tập san văn học nghệ thuật, trong tập ra mắt vào

cuối năm 1973 đã dành nửa trang cho tiểu sử HỒ BIỂU-CHÁNH, chừng
như để tưởng nhớ ngày giỗ của ông (4-11-1958 chớ không phải 14-11-1958
như « Thời Tập » đã in lộn), một việc mà tuần báo văn nghệ « Khởi Hành »
trước đó mấy năm đã từng làm.

Chúng tôi nghĩ rằng câu chuyện về chữ NÀY có dấu mũ (^) hay không

và giai đoạn ngắn ngủi của ông Hồ Văn Trung tham gia vào guồng máy
chánh quyền Nam-kỳ quốc thuở trước, không đủ làm cho ông PHẠM THẾ
NGŨ và những người chủ trương biên tập « Văn » và « Thời Tập » sẽ thổi
còi cho ông HỒ BIỂU-CHÁNH tiểu thuyết gia « việt vị »

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.