MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 144

Chẳng lẽ một cây sử bút có khả năng như vậy lại chỉ viết được có một bài
rồi gác bút luôn ?

Bản tuyên bố kết quả có ghi rõ hơn : « Tác giả : PHONG-VŨ TRẦN

VĂN HAI, N

0

34, Rue Lagrandière Sài-gòn (Nam-kỳ) ». Chính cái bút hiệu

đứng trước cái tên và địa chỉ người được giải mới giúp giới cầm bút ở Sài-
gòn lúc bấy giờ suy đoán được tác giả. Chính là KHUÔNG-VIỆT, tác giả
quyển « Tôn Thọ Tường » (1942) mà ông PHẠM THẾ NGŨ có đề cập ở
một trang sau (tr.631). Người đọc tưởng chừng như KHUÔNG-VIỆT với
TRẦN VĂN HAI là hai người khác nhau. Đó là điều dễ hiểu khi một tác
giả lấy nhiều bút hiệu. Nhưng ở đây, TRẦN VĂN HAI không phải là một
bút hiệu của KHUÔNG-VIỆT, lúc bấy giờ có một bút hiệu khác nữa là
PHONG-VŨ. Như vậy, PHONG-VŨ trúng giải của « Tri Tân » chính là
KHUÔNG-VIỆT. Hơn nữa, địa chỉ trên là địa chỉ của thư viện Sài-gòn
trước kia ở số 34 đường Lagrandière, bây giờ là đường Gia-long. Ngoài
KHUÔNG-VIỆT (bút hiệu của LÝ VĨNH KHUÔNG) ở địa chỉ đó, không
còn có cây bút nào khác. Kết luận, TRẦN VĂN HAI không phải là một bút
hiệu mà chỉ là một tên mượn của một người tùy phái cũng tùng sự tại thư
viện Sài-gòn dạo đó.

Từ số 7 (18-7-1941), bút hiệu KHUÔNG-VIỆT đã xuất hiện trên tờ «

Tri Tân ». Ông là người đã nghĩ ra việc thiết lập mục lục tạp chí « Nam
Phong »

200

trước cả ông NGUYỄN KHẮC XUYÊN

201

. Công trình đã hoàn

thành nhưng bị thất lạc từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám.

*

Viết về « Sự trỗi dậy của văn học miền Nam », ông PHẠM THẾ NGŨ

cho biết giải thưởng văn chương năm 1943 của Hội Khuyến học trung ương
(ở Sài-gòn) « được chia cho hai cuốn biên khảo « Tôn Thọ Tường » của
KHUÔNG-VIỆT, « Triết học Bergson » của LÊ CHÍ THIỆP và bài nhạc «
Sông Bạch-đằng » của LƯU HỮU PHƯỚC, đều là những tác phẩm đầu
tiên đứng đắn và có giá trị của giới văn nghệ Đồng-nai ».

202

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.