MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 146

Ông P.T. từ chức và bỏ ra về ngay. Ông NGUYỄN VĂN LIỄN nhân danh
các bạn trong Ủy ban xin từ chức tập thể : « Liền đó không cần bỏ thăm,
ông Liễn xếp cập, nhã nhặn cúi đầu đi ra cùng với ông đốc phủ Nguyễn
Văn Thiệt và năm sáu nhân viên trong Ủy ban văn học Phan Thanh Giản
mà ta thấy những người quen biết trong làng văn như Khuông-việt, Thiếu-
sơn, Ngô Quang Lý, Trường Sơn chí, Hương-trà… Tán thành và hưởng
ứng cử chỉ quyết liệt của Ủy ban văn học Phan Thanh Giản, một số khá
đông hội viên trong đó có các ông Đoàn Quang Tấn, Trần Kim Quan, trạng
sư Bửu Kỉnh, Hồ Đắc Thăng, Kha Vạng Cân… cùng bỏ đại hội đứng dậy
ra đi ».

204

Sau ngày đế quốc Anh giúp thực dân Pháp đánh chiếm lại Sài-gòn,

KHUÔNG-VIỆT rời bỏ luôn thư viện ở đường Lagrandière để dấn thân vào
làng báo. Năm 1947, ông đứng tên chủ nhiệm tờ nhựt báo « Nay… Mai »
(số 1, ngày 19-5-1947). Sống ở Pháp trong những năm 1948-1955, ông vẫn
viết cho vài tờ báo ở Sài-gòn với bút hiệu khác, như bút hiệu VIỆT-HÀ trên
tuần báo « Mới » (1952-1953) của PHẠM VĂN TƯƠI. Rồi từ năm 1955
cho tới nay, ông tuyệt tích giang hồ.

*

Tóm lại :

- TRẦN VĂN HAI chỉ là tính danh mà ông KHUÔNG-VIỆT đã mượn

để dự cuộc thi về lịch sử của « Tri Tân », chớ không phải là một bút hiệu.
KHUÔNG-VIỆT còn có nhiều bút hiệu khác như PHONG-VŨ, VIỆT-
HÀ… mà chính ông cũng không nhớ ra hết.

- Quyển « Tôn Thọ Tường » của KHUÔNG-VIỆT không có được giải

của Hội Khuyến học Nam-kỳ năm 1943.

- Ông KHUÔNG-VIỆT cũng không có chân ở trong « Nhóm Tây-đô »

mà là một nhân viên của Ủy-ban văn học Phan Thanh Giản (trong Samipic)
lúc bấy giờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.