MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 145

Sự thật là « Triết học Bergson » và « Sông Bạch-đằng » được giải năm

1942 chớ không phải năm 1943. Giải thưởng văn chương năm 1943 của
Hội Khuyến học Nam-kỳ về tay các ông :

- HOÀNG XUÂN HÃN, đã có công làm giàu cho tiếng Việt, tác giả

quyển « Danh từ khoa học ».

- LÊ VĂN NGÔN, đem văn chương mà phụng sự khoa học, tác giả

quyển « Bịnh ho lao ».

203

Vẫn trong mục trên và cùng một trang, ông PHẠM THẾ NGŨ cho

biết thêm : « Đồng thời ở Sài-gòn, ở các tỉnh những hội Khuyến học địa
phương cũng hoạt động. Nhất là ở Cần-thơ, thủ đô miền Tây, các nhà văn
hóa quốc gia tập hợp chung quanh bác sĩ LÊ VĂN NGÔN và giáo sư
NGUYỄN VĂN KIẾT (tức TÂY-ĐÔ CÁT-SĨ) lập « Nhóm Tây-đô » với
các ông KIỀU THANH QUẾ, TỐ-PHANG (tức THUẦN-PHONG),
KHUÔNG-VIỆT, TRÚC-ĐÌNH ».

Sự thật thì ông KHUÔNG-VIỆT không hề có chưn trong « Nhóm Tây-

đô ».

Ông KHUÔNG-VIỆT ở Sài-gòn là một nhân viên trong « Ủy-ban (văn

học) Phan Thanh Giản » của Hội Đức trí thể dục Nam-kỳ (Société
d’amélioration morale, intellectuelle et physique des indigènes de
Cochinchine, gọi tắt là Samipic, một tổ chức tương tợ như Hội Khai Trí
tiến đức ở đất Bắc). Chủ tịch Ủy ban này là ông NGUYỄN VĂN LIỄN
(dược sư, viết cho tờ « Thanh Niên »). Ủy ban này xuất bản được cuốn «
Tôn Thọ Tường » của KHUÔNG-VIỆT (1942), tổ chức được nhiều buổi
nói chuyện về văn học, lịch sử. Nhân viên của Ủy ban lúc đó đều có cọng
tác với báo chí ở Sài-gòn và cả ở Hà-nội nữa.

Năm 1944, Ủy ban định tổ chức ba tuần lễ văn học, sử học, khoa học.

Nhưng dự định bất thành vì Ủy ban tan rã luôn ngay trong phiên đại hội
của Samipic ngày 23-4-1944. Số là trước ngày đại hội, ban trị sự ào ạt thâu
nhận nhiều hội viên mới để mong thêm thăm lèo lái hội nghị theo mình.
Theo ông P.T., ông hội trưởng còn có lời « phỉ báng » nữa đối với Ủy ban.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.