MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 147

THANH-NIÊN (1943-1944) MỘT TUẦN BÁO BỊ

LÃNG QUÊN TRONG VĂN HỌC SỬ

« Lịch sử báo chí Việt-nam » từ khởi thủy đến 1930

205

là một cuốn

sách rút từ luận án tiến sĩ đệ tam cấp của ông HUỲNH VĂN TÒNG đã đệ
trình tại đại học Sorbonne ngày 12 tháng 5 năm 1971. Một luận án như vậy
tại Việt-nam rất khó mà thành hình. Có thực hiện được chăng nữa thì chắc
chắn là không đầy đủ bằng nếu công việc đó tiến hành tại Pháp vì « Thư
viện quốc gia Pháp có lưu trữ hầu đủ tất cả số của lối 1.700 tờ báo Việt ngữ
và Pháp ngữ xuất hiện tại Việt-nam trong thời gian nói trên » (1865-1930)

206

. Còn ở Việt-nam, vấn đề lưu trữ và thư viện không được chú trọng đúng

mức. Thư viện quốc gia ở Sài-gòn hiện nay còn thua kém về mọi mặt so
với nhiều thư viện của đại học Âu, Mỹ. Thêm vào đó, sự ăn cắp và sự cướp
đoạt công khai vô tội vạ làm cho cái vốn đã nghèo nàn của mình lại càng
nghèo nàn thêm. Bài « Thư viện Việt-nam » của TOAN-ÁNH

207

đã nói

nhiều về điều đó.

Bởi những lẽ nói trên, ông LÊ NGỌC TRỤ khi làm trưởng ban soạn

thảo « Mục lục báo chí Việt ngữ 1865-1965 »

208

đã phàn nàn cũng phải : «

Chúng tôi gặp trở lực lớn lao là không có được tài liệu trước mặt ; những
loại báo xưa cũ không thấy còn lưu lại » (Lời nói đầu). Đúng là văn kỳ
thinh mà bất kiến kỳ hình. Ở đây thiện chí không thể thay thế cho phương
tiện. Về mặt báo chí, Việt-nam chẳng khác một tay phú hộ một ngày nào đó
nghĩ đến việc kiểm kê tài sản của mình từ những món lớn cho đến đồ tế
nhuyễn, mới khám phá ra sự mất mát bộn bàng. Cũng có thể vì xem thường
mà để ở một xó hóc nào đó rồi quên mất đi. Có phải chăng đó là trường
hợp của tờ « Thanh Niên », một tuần báo « tư tưởng – nghệ thuật – hoạt
động » (8-1943 – 9-1944) xuất bản ở Sài-gòn ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.