MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 140

hận dai. Nếu có ố trước thì tại sao chính tờ « Đại-Việt tạp chí » đầu tiên của
ông ngay từ năm 1918 đã đưa ra đề nghị thành lập một hàn lâm viện để
thống nhứt ngôn ngữ Việt với sự hợp tác làm việc chung của trí thức ba xứ
Bắc, Trung, Nam ? Nếu trường hợp sau là đúng thì quả là « cái sảy nẩy cái
ung ». Trước khi lâm chung, nghe đâu ông có trối lại là mộ bia chỉ khắc bút
hiệu HỒ BIỂU-CHÁNH chớ không phải Hồ văn Trung. Phải chăng cử chỉ
đó biểu lộ một niềm hối tiếc ? Cái chết bằng cách tự treo cổ của thủ tướng
Nguyễn Văn Thinh có giúp cho ông « tỉnh mộng » chăng ? Thực dân gian
trá đâu có để cho Nam-kỳ tự trị thật sự, nói chi đến độc lập ! Chắc ông biết
rõ đồng bào độc giả có cảm tình với HỒ BIỂU-CHÁNH tiểu thuyết gia chớ
không phải với ông Hồ Văn Trung đốc phủ sứ, đổng lý văn phòng của thủ
tướng một chánh phủ phân ly, một công cụ của thực dân. Nếu đúng như vậy
thì ngày nay chúng ta cũng nên coi đó là cử chỉ của một người đã « trở về
», mà người trở về nào cũng đáng hoan nghinh. Hơn nữa, ông đi được chỉ
độ nửa năm kế đến ngày ông Nguyễn văn Thinh tự tử (tháng 11-1946).

Chúng tôi ghi lại điều này để cho những ai muốn tìm hiểu con người

và tác phẩm của ông biết thêm được một lý do khiến ông dấn thân rõ rệt
hơn bao giờ hết, hơn cả lúc ông lãnh trợ cấp của Pháp để làm hai tờ « Nam-
kỳ tuần báo »
và « Đại-Việt tạp chí ». Tuy là báo có trợ cấp nhưng cả hai
đều không có những câu lố bịch như trong « Nam Phong tạp chí » hồi Âu-
châu đại chiến : « Vái trời phù hộ mẹ nuôi ta, mau mau giết hết lũ yêu ma,
mà vun lại mầm dân tộc ». Nếu hai tờ nói trên đăng những bài giọng điệu
cỡ đó thì chắc nhiều cây bút đã không có mặt. Một năm mấy sau ngày ra
mắt độc giả của « Nam-kỳ tuần báo » và « Đại-Việt tạp chí », một cọng sự
viện cớ cho các bạn hay rằng hai tờ đó có nhận trợ cấp của nhà cầm quyền
Pháp. Từ đó, những cây bút quen thuộc ở Sài-gòn đã trao bài cho « Nam-kỳ
»
và « Đại-Việt » mới lần hồi vắng bóng hay có mặt thưa thớt trên hai cơ
quan ấy.

Trong tập san « Văn » 1967 số đặc biệt tưởng niệm HỒ BIỂU-

CHÁNH, tác giả « Phê bình » và « Cảo luận » có nhận xét : « Ông Hồ
Biểu-Chánh ngay cả những lúc làm chủ quận vẫn giữ được đầy-đủ bản sắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.