MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 150

MỘT TUẦN BÁO ÍT SAI CHÁNH TẢ NHỨT THỜI BẤY GIỜ Ở
MIỀN NAM

Nói cho đúng thì báo chí, sách vở Việt ngữ lúc trước dầu in ở Trung,

Nam hay Bắc ít nhiều đều có sai chánh tả, mà mỗi nơi sai một cách. Tuy
nhiên thời tiền chiến, sách vở, báo chí ở miền Nam có rất nhiều lỗi chánh
tả, nhứt là về hai dấu hỏi, ngã. Chẳng hạn như cuốn « Võ Tánh » của HỒ
BIỂU-CHÁNH, chữ Võ ngay trong một trang lúc thì hỏi, lúc thì ngã. Tác
giả có viết đúng đi nữa cũng bằng thừa vì ấn công không chú ý phân biệt,
mà thầy cò cũng coi thường hay không có ý thức.

Có thông lệ thì cũng có biệt lệ. NGUYỄN NGU-Í nhấn mạnh về

trường hợp tờ tuần báo « Sống » (1935) của TRÚC-HÀ TRẦN THIÊM
THỚI và nhóm Trí-Đức học xá, « Sống có thể tự hào mình là tờ báo trong
Nam trước nhứt đã in hỏi, ngã đúng ».

211

Ông quên hay không muốn nhắc tới một trường hợp khác, tờ « Thanh

Niên », có lẽ vì theo Lời Tòa Soạn « Chính Văn » : « Anh NGUYỄN NGU-
Í nguyên là thơ ký tòa soạn kiêm thầy cò tuần báo « Thanh Niên » kể từ số
29 (25-3-1944) cho tới khi báo này đình bản ».

212

Về nhiệm vụ thơ ký, chúng tôi không được rõ từ số nào nhưng về

nhiệm vụ thầy cò thì không phải từ số 29 mà từ số 24 (12-2-1944). Trong
số 27 (4-3-1944), NGƯỜI KỂ nơi mục Chuyện Văn cho biết :

- « Nhiều bạn đọc kêu rêu trong ba số báo rồi, phải « sửng sốt » vì kì,

lí, í… thay vì kỳ, lý, ý… « gai mắt quá ! »

- « Số là từ sau Tết, « Thanh Niên » được một ông « thầy cò » mới

giúp việc. Vì ông chú ý từ lâu đến chánh tả, và hễ gặp chữ nào ông không
chắc thì ông giở tự điển hay chạy hỏi một người bạn vốn chuyên về môn
ngôn ngữ học hay bàn với bạn cùng nhà, nên chúng tôi giao trọn quyền cho
ông trong việc sửa bản thảo về những bản in thử. Nên mới có sự đổi thay «
Gai mắt ấy » (…)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.