Bản sao của Đ.H và giáo sư H.Đ.T ở cái tựa bài đều viết « qui Hán »
của K.V. và chúng tôi là « qui Hớn ». Ở câu bốn, tất cả bốn bản sao đều
chép « về Hán ». Nếu chúng tôi không nhớ sai, thì ở cái tựa là chữ « Hớn »
còn ở câu 4, Hớn hay Hán, không được chắc lắm.)
M. KÝ NỘI
Từ thuở vương xe mối chỉ hồng,
Tình
này ghi tạc có non sông.
Đường mây cười kẻ
ham dong ruổi,
Trướng liễu thương ai chịu lạnh lùng.
Ơn nước, nợ trai, đành nỗi bận,
Cha già, nhà khó, cậy nhau cùng.
Mấy lời dặn-nhủ khi lâm biệt,
Rằng nhớ, rằng quên lòng hỡi lòng ?
PHAN THANH GIẢN
(Nhiều sách chép bài này với cái tựa là : « Từ giã vợ đi làm quan ».
Bài trên chép theo ông LÊ THỌ XUÂN trong « Tri Tân » số 97, 27-5-1943.
Theo chỗ tra cứu vững vàng của ông, thì bài này được làm ra vào lúc « ra
Kinh ứng thí và gởi cho bà vợ họ Lê ». « Từ giã vợ để đi thi Hội » chớ
không phải « đi làm quan », vậy tôi tưởng ta cứ nên dùng cái tựa vắn tắt
của nó là « Ký Nội ». Tưởng cũng nên nhắc lại PHAN THANH GIẢN là vị
tiến sĩ đầu tiền của Nam-kỳ lục tỉnh, đã dự thi Hội khoa Bính Tuất, 1826).
N. VỊNH KIỀU
Mười mấy năm trời nhục rửa xong,
Sông Tiền đường đục hóa ra trong.
Mảnh duyên bình lặng còn nồng-nã,
Chút phận tang thương lắm ngại-ngùng.
Chữ hiếu ít nhiều trời đất biết,
Mảnh tình nặng nhẹ chị em chung.