MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 46

« Sau ông TRÚC-KHÊ, sách báo viết về CAO BÁ QUÁT đều hầu hết

nghiêng theo ý kiến của ông. Về sách, sau quyển truyện ký của ông, không
có một cuốn danh nhân truyện ký nào khác về CAO BÁ QUÁT mà chỉ có
những quyển khảo luận thuộc loại giáo khoa, những quyển giảng văn hay
văn học sử trong đó có một phần nói về CAO BÁ QUÁT, hoặc những bài
đăng ở các tuần báo hay tạp chí văn học, nghệ thuật. Có điều khác biệt lớn
lao chăng là ở trong phần nhận định và phê phán về điểm họ CAO dấy binh
ở Mỹ-lương phải hay không phải « chỉ là cái việc cuồng vọng của nhà văn
sĩ họ CAO bất đắc chí, chứ chẳng phải là việc do một cái tư tưởng cách
mạng sáng suốt đã sản sinh ra. » (tr.81)

CÁCH MẠNG HAY KHÔNG CÁCH MẠNG ?

Đồng ý với TRÚC-KHÊ có DƯƠNG QUẢNG HÀM cho họ CAO : «

là một bậc có tài lỗi lạc, nhưng không được trọng dụng, nên sinh ra chán
nản bực tức, khinh thế ngạo vật, kết cục đến làm loạn mà phải giết chết, bởi
thế trong thơ ca của ông (còn truyền lại rất ít thơ nôm và hát nói), ta nhận
thấy cái tư tưởng yếm thế, cái tình cảm phẫn uất của một kẻ bất đắc chí. »

74

Đứng về phía không thuận lợi cho họ CAO, ngoài TRÚC-KHÊ,

DƯƠNG QUẢNG HÀM, còn có :

- VŨ NGỌC PHAN với bộ « Nhà văn hiện đại », quyển III, phần II,
chương viết về TRÚC-KHÊ.

- NGUYỄN TƯỜNG PHƯỢNG và BÙI HỮU SỦNG với bộ « Văn học sử
Việt-nam »
, 1951, quyển 1.

- VĂN-PHONG với bài « Thân thế và sự nghiệp Cao Bá Quát », tuần báo «
Mới » số 24, 2-5-1953 và số 25, 9-5-1953.

- MINH-TÚ với bài « Cao Bá Quát có phải là nhà cách mạng không ? », «
Nhân loại » tuần báo số 8, 27-7-1953 và số 9, 3-8-1953.

- LỮ HỒ với « Bài ca của một cuồng sĩ », « Sáng Tạo » nguyệt san số 18,
tháng 3-1958.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.