- PHẠM VĂN SƠN với bài « Nghĩ về Cao Bá Quát », « Nghệ Thuật » tuần
báo, số 23, 28 đến 29-4-1966 và số 29, 30-4 đến 6-5-1966.
- THANH-LÃNG với bộ « Bảng lược đồ văn học Việt-nam », quyển
thượng, 1967.
- …
Người dè dặt rất ít như ông TƯƠNG-HUYỀN : « Bị dồn vào thế bí,
Cao Bá Quát phải tự đi tìm lấy một lối thoát cho bản ngã ông. Cái mà Cao
Bá Quát đi tìm, người ta có quyền mệnh danh một cách khác nhau »
. Tuy
dè dặt nhưng ông đã có khen : « Cao Bá Quát đã chọn làm một người bất
khuất. »
Cũng có người tự mâu thuẫn trong nhận định về họ CAO như
NGUYỄN QUỲNH. Trong bài « Cao Bá Quát », ông gọi cuộc dấy binh ở
Mỹ-lương là cuộc khởi nghĩa mà ý thức đã nẩy nở ở CAO BÁ QUÁT từ
lúc đi Tân-gia-ba về :
« Hồi tưởng những lúc ở Tân-gia-ba, ông nhận thấy khoa học của Tây
phương quả đã đổi thay được trạng thái sinh hoạt cũ và dần dần đưa loài
người đến cuộc đời văn minh tươi đẹp với cái lối học huấn hỗ từ chương
hiện nay của nước nhà, cách kén chọn nhân tài của Triều đình, và nhất là sự
tồn tại của hệ thống phong tục tập quán lạc hậu, ông tin rằng đất nước sẽ đi
dần đến cảnh suy vong nếu sự cải cách không được kịp thời thực hiện.
Nhưng cải cách thế nào ? Mà những ai xét ra có nhiệt tâm với quốc dân để
thực hiện sự cải tạo guồng máy hành chánh đương thời ? Bao nhiêu quyền
hành trong tay một ông vua chỉ biết giam mình vào bốn bức tường chạm
rồng vẽ phượng, sống cuộc đời đài các phong lưu. Bọn bầy tôi tha hồ bóc
lột dân đen, đua nhau xiểm nịnh người trên cốt để củng cố địa vị. Thảng
hoặc trong đám mũ cao áo dài kia, có một ông đã từng đi thăm viếng nước
ngoài, lúc trở về xin với nhà vua nên giao thiệp với Tây phương để học
những cái mới lạ của nền văn minh khoa học, thì đình thần cho là lời lẽ
viễn vong và ghép vào tội « khi mạo quân vương ». Từ vua đến quan ai
cũng tự phụ mình là giỏi, thấu triệt được triết lý của đạo Khổng và như thế