MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 49

là đủ để trị quốc và bình thiên hạ rồi. Nếu giai cấp thống trị này còn tồn tại
thì dân chúng còn khổ, mà sự cải cách chưa thể thực hiện được. Quát đã
nung đúc trong óc cái tư tưởng muốn lật đổ triều Nguyễn, lập một triều đại
khác, với một bọn liêu thuộc nhiệt tâm với quốc gia dân tộc ».

77

Cách đó vài trang (tr.181), ông cho rằng CAO BÁ QUÁT « đi theo Lê

Duy Cự không phải vì thương xót dân chúng sống dưới ách đế chế hiện
thời, mà để báo thù bọn vua quan đã bạc đãi mình. »

Không thương xót dân chúng mà chỉ nghĩ đến trả thù cá nhân thì đâu

thể gọi là khởi nghĩa được.

Công bình mà nói, mỗi người sử dụng tài liệu một cách. Như nơi mục

« Danh nhân đất Việt » trong nguyệt san « Quốc gia »,

78

TIÊU-LANG tóm

tắt quyển « Cao Bá Quát » của TRÚC-KHÊ theo lối truyện dài rút ngắn mà
không có một lời nhắc đến người trồng cây. DOÃN QUỐC SỸ và VIỆT-
TỬ ở cuối chương « Gia đình và thân thế Cao Bá Quát » trong quyển «
Khảo luận về Cao Bá Quát » có cước chú rõ « Viết theo tài liệu của Trúc-
Khê ». PHẠM THẾ NGŨ thì dè dặt : « Phần thi văn ứng khẩu này chuyển
vào những giai thoại có tính cách truyền thuyết, cho nên không đáng tin
lắm »

79

. Có sách dẫn chi tiết đặc biệt mà không nêu rõ xuất xứ như trường

hợp sau đây :

CON ĐƯỜNG KHOA DANH CỦA CAO BÁ QUÁT

Năm Minh-mạng thứ 12 (1831), CAO BÁ QUÁT đỗ Á-nguyên tại

trường thi hương Hà-nội, nhưng sau đó Bộ Lễ duyệt lại và đưa ông xuống
làm cử nhân đội bảng (TRÚC-KHÊ, DƯƠNG QUẢNG HÀM, THUẦN-
PHONG, ĐÀM XUÂN THIỀU và TRẦN TRỌNG SAN, LÃNG-
NHÂN…). Riêng « Quốc văn toàn thư lớp đệ tứ » của ông NGUYỄN SỸ
TẾ và các tác giả khác lại chép : « Năm 1831 (Minh-mệnh thứ 12), Cao Bá
Quát đi thi hương vốn đã được các quan trường chấm đậu Giải nguyên, sau
Bộ duyệt lại, lại hạ ông xuống hàng Á-nguyên ».

80

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.