MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 50

GIÁ-SƠN KIỀU OÁNH MẬU có ghi : « Lớn lên, Quát rất minh mẫn

đỗ giải nguyên kỳ thi hương, lắm lần đi thi hội đều bị hữu ty truất, nên
Quát nản chí »

81

mà không có khoảng « sau bộ duyệt lại, lại hạ ông xuống

hàng á nguyên ».

VỀ VIỆC CHẤM THI CỦA CAO BÁ QUÁT

Ông TRÚC-KHÊ chép : « Nhân gặp khoa thi, ông được sung vào chân

sơ khảo ở trường Thừa-thiên. Trong khi chấm văn, ông thấy có một quyển
văn hay mà viết phải một chữ phạm húy, chữ ấy đáng phải bớt nét (tỉnh
hoạch) mà lại không bớt. Đúng phép thì quyển văn dù hay đến đâu, đã viết
phải một chữ phạm vào quốc húy là phải đánh bỏ, nếu phạm vào trọng húy
thì lại còn phải tội là khác (…) Nhân thế, ông nẩy ra cái ý nghĩ chữa hộ
người ta một chữ này. Khốn nỗi ở chỗ quan trường chấm văn, không được
phép có bút mực, mà chỉ có bút son, làm sao mà chữa hộ cho được ? Ngừng
một lát, ông lấy một mảnh giấy hơ lên trên ngọn đèn để lấy muội khói rồi
gợt sạch bút son, dầm quyện vào cái muội ấy thay làm mực để chữa. Đoạn,
ông cứ việc cho điểm vào quyển ấy để lấy như thường. » (tr. 52-53).

Cũng về chuyện này, ông LÃNG-NHÂN viết : « Một khoa thi, được

sung vào chân sơ khảo trường Thừa-thiên, ông đã dùng muội đèn pha vào
son cho thành mực đen (vì quan trường chỉ được dùng son chớ không được
dùng mực đen để phòng sự sửa chữa thêm bớt vào bài) sửa lại những chỗ
phạm húy ».

82

Nhiều tác giả khác cũng lặp lại gần tương tự như vậy, nhưng có người

để cho ông CAO BÁ QUÁT gồng mình chữa đến hai mươi bốn quyển văn.

Tóm lại, nhiều điều nhầm lẫn trong quyển « Cao Bá Quát » của ông

TRÚC-KHÊ cho đến bây giờ chẳng những được duy trì mà còn mở rộng
nữa. Có người lên tiếng phê bình gay gắt ngay sau khi tác phẩm trên ra đời.
Đó là ông DƯƠNG TỰ GIÁP, tác giả bài « Ông Nguyễn Văn Tố nên vì văn
học nước nhà mà cẩn thận thêm chút nữa
».

83

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.