MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 51

III. ÔNG DƯƠNG TỰ GIÁP BẤT BÌNH

Tiếc rằng tờ tạp chí « Văn Hóa » (chủ nhiệm Bùi Xuân Tiểu) xuất bản

hằng tháng ở Hà-nội ít được phổ biến và vắn số (đình bản sau số năm) nên
những điều ông DƯƠNG TỰ GIÁP đính chánh không được những kẻ đến
sau sử dụng hữu ích. Đầu bài của ông không nhắc đến chính tác giả là
TRÚC-KHÊ lại lôi ông NGUYỄN VĂN TỐ ra làm đối tượng. Lý do dễ
hiểu là vì ông N.V.T đề tựa nên họ DƯƠNG mới chịu khó đọc quyển danh
nhân truyện ký của TRÚC-KHÊ. Đọc xong rồi, ông la trời :

« Than ôi ! ông Nguyễn Văn Tố vẫn là một người mà từ đạo đức đến

học lực đều đáng cho tôi thành tâm kính trọng một cách đặc biệt, nay ông
đã khen như thế, chắc là sách ấy không như các chuyện ký khác mà tôi
thường gặp (…)

« Nhưng khi đọc đoạn đầu, tôi tưởng « công phu » nó ở đoạn cuối, và

khi đọc đoạn cuối, tôi lại không biết cái công phu ấy ở chỗ nào !

« Thật ra sách ấy chỉ đáng bậc em út những hạng chuyện ký mà tôi

vẫn không buồn đọc. Thôi thì lộn xộn cẩu thả, đem râu ông nọ cắm cằm bà
kia, nó đủ các thứ. Tóm lại với sách ấy, về sự « vu khống cổ nhân » tác giả
đã đi một bước khá dài ! » (tr.9).

Ông kết luận tỏ vẻ lo ngại và điều lo ngại đó đã thành sự thật trong

nhiều trường hợp : « Nếu vì bài tựa của ông Tố mà rồi kẻ đọc sẽ tin sách ấy
là đúng sự thực, hơn nữa, nếu như người ta lại dùng sách ấy để làm tài liệu
khảo cứu về ông Quát thì hẳn là ông Tố cũng phải chịu một phần trách
nhiệm. » (tr.40)

Sau đây, chúng tôi xin bỏ qua những chú thích sai về những câu thơ

trong quyển « Cao Bá Quát » do họ DƯƠNG nêu ra mà chỉ lược lại phần
tài liệu gọi là râu ông cằm bà, cộng thêm những nhận xét riêng của chúng
tôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.