MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 63

IV. ÔNG TRÚC-KHÊ TÁC GIẢ QUYỂN « CAO BÁ QUÁT » TỰ
BIỆN HỘ

Ít lâu sau khi quyển « Cao Bá Quát » ra đời, ông TRÚC-KHÊ có trình

bày quan niệm của mình về truyện ký trong một cuộc phỏng vấn của LÊ
THANH, chừng như để gián tiếp trả lời những ý kiến người ta đã phê bình
về tác phẩm của ông :

« Nguyên truyện ký của Tàu trước kia là một thể phụ thuộc của chính

sử. Tìm đến nguồn gốc, thể liệt truyện trong bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên
chính là loại văn truyện ký này. Sau bộ ấy, nhiều bộ sử của Tàu và của ta
đều có thể liệt truyện. Dựa vào đấy thì truyện ký là thể văn phải viết toàn là
những sự thực lọc lõi gần như chính sử.

« Song lối truyện ký ấy nó đầy một khí vị khô khan như chết, tôi

không thích viết. Viết « Cao Bá Quát » và « Nguyễn Trãi », tôi viết theo lối
truyện ký mới của người Tây phương. Ở Âu-châu, trong khoảng mấy chục
năm nay, người ta có lối truyện ký tiểu-thuyết-hóa, đem truyện một đời của
các bậc danh nhân, dùng ngòi bút tiểu thuyết mà điểm hóa vào để đem đến
cái hứng vị ham vui cho người đọc. Nhà văn sĩ Anh Giles Strachey, nhà
văn sĩ Pháp André Maurois, viết mấy quyển truyện ký tiểu-thuyết-hóa cả. »

100

Dầu quan niệm về truyện ký theo cách riêng của ông, « dùng ngòi bút

tiểu thuyết mà điểm hóa vào để đem đến cái hứng vị ham vui cho người
đọc » cũng không thể đồng nghĩa với việc lượm lặt giai thoại về nhân vật
này hay nhân vật khác để gán ghép cho C.B.Q. Còn nếu muốn tiểu thuyết
hóa truyện ký thì tưởng không nên có những phán đoán giá trị về nhân vật,
chẳng hạn như : « Theo sự nhận xét của chúng tôi bằng những tài liệu,
chứng cớ còn lại, thì việc biến Mỹ-lương là việc có thật, mà việc ấy chỉ là
cái việc cuồng vọng của nhà văn sĩ họ Cao bất đắc chí, chứ chẳng phải là
việc do một cái tư tưởng cách mạng sáng suốt đã sản sinh ra. » (tr.80)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.