MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 66

V. QUYỂN CAO BÁ QUÁT SAU TRÚC-KHÊ

Sau TRÚC-KHÊ, nhứt là từ năm 1949 là năm bắt đầu áp dụng chương

trình Việt-nam gọi là chương trình Phan Huy Quát của Bộ quốc gia giáo
dục, có nhiều tác giả viết về CAO BÁ QUÁT là một tác giả trong chương
trình quốc văn lớp 9 và 11 ban C và D. Có soi sáng thêm về tư tưởng tác
giả mà cũng có làm rối thêm tiểu sử tác giả vì những chi tiết dị biệt hay mới
mẻ không rõ xuất xứ từ đâu, chẳng hạn như bài hịch C.B.Q. đọc thay Lê
Duy Cự trong ngày xuất quân

103

trong một bài nặng phần khảo luận của

NGUYỄN QUỲNH đã nói qua ở trên. Trong phần này, truyện ký Cao Bá
Quát
sau T.K., khi tìm hiểu sự thật, chúng tôi không tránh khỏi nhắc đến
những tài liệu ấn hành trước quyển truyện ký C.B.Q.

BỐN, BA HAY HAI BỒ ?

Nói về cái tính tự phụ, kiêu căng của C.B.Q. sau T.K., nhiều tác giả

chép lại câu này, có khác biệt nhau đôi chữ không quan trọng : « Cả thiên
hạ có bốn bồ chữ, một mình tôi chiếm hai bồ, anh tôi Bá Đạt và bạn tôi
Nguyễn Văn Siêu giữ một bồ, còn một bồ thì phân phát cho kẻ học. »

Ông HỒNG-LIÊN LÊ XUÂN GIÁO chép khác T.K. : « Trong thiên

hạ có hai bồ chữ, thì mình đã chiếm mất một bồ » và còn thêm : « Trong
thiên hạ chỉ mình là có mắt, còn thì mù cả. »

104

Nhưng trước cả TRÚC-KHÊ và HỒNG-LIÊN, ông TRẦN THANH

MẠI nói chỉ có ba : « Ông ta thường nói rằng trong thiên hạ gồm có ba bồ
chữ ; ông ta giữ hết một bồ ; bồ thứ hai thì của anh ông là Cao Bá Đạt và
bạn ông là Nguyễn Văn Siêu, biệt hiệu Phương-đình ; còn bồ chót mới đem
rải rác cho tất cả thiên hạ. »

105

Bốn, hai hay ba, ý nghĩa không khác nhau mấy. Câu của ông HỒNG-

LIÊN viện dẫn cho thấy C.B.Q. không kể đến anh và bạn mình. Câu của
T.K. cho thấy CHU-THẦN tự cao hơn một mực so với câu của TRẦN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.