MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 67

THANH MẠI. Điều chúng tôi muốn nói ở đây là việc chua xuất xứ tài liệu
trong trường hợp như thế này rất cần để tránh sự dị biệt ngày càng lớn lao
giữa các tác giả khi dẫn ra một câu của một nhân vật. Nếu không, một ngày
nào đó, biết đâu chẳng có người nâng những con số nói trên lên cao hơn
nữa vì cao hứng, vì ký tính yếu hoặc vì không sẵn tài liệu bên tay. Độc giả
hoài nghi, kẻ học bối rối. Trường hợp nào chắc chắn hiển nhiên, chua xuất
xứ lại là một điều thừa.

HAI ANH EM HỌC CAO CÙNG ĐỖ MỘT KHÓA ?

Trong « Giai thoại làng nho », ông LÃNG-NHÂN có chép :

« Đến năm 14 tuổi, gặp khoa thi hương, hai anh em vào kỳ đệ nhất,

làm bài chốc lát đã xong, rồi cùng ra sân đá cầu.

« Quan trường trông thấy hỏi : « Hôm nay là ngày tranh khôi đoạt

giáp, ai cũng làm văn bài, sao hai anh lại nô rỡn thế ? »

« Quát thưa : « Kỳ này may gặp đầu bài dễ, chúng tôi đã làm xong rồi

; vì cửa trường chưa mở cho học trò ra, nên đánh cầu cho qua thời giờ, chớ
không dám đùa nghịch chi hết ạ ».

« Quan trường thấy sự lạ, liền hỏi Quát về gia thế, rồi ra một câu đối :

Nhất bào song sinh, nan vi huynh, nan vi đệ. (Một bọc sinh đôi, khó ai là
anh, khó ai là em).

« Quát đối : Thiên tải nhất ngộ, hữu thị quân, hữu thị thần. (Nghìn

năm có một kỳ hội ngộ, có vua ấy, có tôi ấy).

« Quan trường kinh dị, liền sai mở cửa cho hai người về trước. Khoa

ấy, hai anh em đều đỗ hương tiến, ngày xướng danh, người ta thấy đầu hai
người cạo trọc, hai bên để tóc hình trái đào, tức là lối tóc con nít thời xưa,
ai nấy đều trố mắt ngạc nhiên. Cách vài năm sau, Quát về kinh thi hội, qua
Nghệ-an… »

106

Đoạn này trích ở bài tựa « Cao Bá Quát thi tập », sách viết bằng chữ

nho của Trường Bác cổ, số A.210. Năm 1943, trong « Tri Tân » tạp chí,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.