MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 69

Thừa chỉ là một chức quan thuộc hàng tùng ngũ phẩm, ngang hàng với

tri phủ, trên chủ sự, tri huyện (chánh lục phẩm) và giáo thọ (chánh thất
phẩm).

Ông NGUYỄN CÔNG TRỨ vốn là giải nguyên khi mới xuất chính

cũng chỉ được sung chức hành tẩu Sử quán. Cao Bá Đạt, cử nhơn năm
1834, chỉ mới leo đến chức tri huyện ở Nông-cống (Thanh-hóa) vào lúc
C.B.Q dấy binh ở Mỹ-lương. Như vậy, chẳng có lý nào khi mới vào kinh,
C.B.Q. được bổ ngay thừa chỉ ngang hàng với tri phủ, trên tri huyện. Thời
bấy giờ triều Nguyễn không có thói quen ưu đãi nho sĩ trước kia vốn thuộc
« đàng ngoài ». Lời mật tấu của viên quan tỉnh Bắc-ninh cũng không đủ là
một cái cớ để cho triều Nguyễn biệt đãi họ CAO đến mức ấy. Hơn nữa, từ
hành tẩu, sau đó CHU-THẦN mới thăng đến chức chủ sự. Rồi có phải
chăng vì cái tính gai góc của ông, năm 1854 ông mới bị giáng hai trật đi
làm giáo thọ ở phủ Quốc-oai ?

SƠ KHẢO, PHÚC KHẢO HAY GIÁM KHẢO ?

Theo TRÚC-KHÊ, năm 1841, « nhân gặp khoa thi, ông được sung vào

chân sơ khảo ở trường Thừa-thiên. » (tr.52)

Ông KIỀU OÁNH MẬU trong « Bản triều bạn nghịch liệt truyện »

nói ông được sung làm phúc khảo thi hương. Ông NGUYỄN QUỲNH
trong bài « Cao Bá Quát » và ông TRẦN TRỌNG SAN trong « Việt-văn
độc bản »

109

nâng ông C.B.Q. lên hàng giám khảo.

Sơ khảo, phúc khảo và giám khảo không đồng nghĩa mà chỉ ba chức vị

khác nhau của quan trường. Mỗi quyển thi do quan sơ khảo chấm trước
bằng son ta, rồi đến phúc khảo bằng dấu chấm xanh, quan giám khảo dấu
hồng đơn. Quyền quyết định lấy đỗ ở hai quan chánh và phó khảo chấm sau
cùng bằng son tàu. Quyển nào bị quan sơ, phúc, giám khảo đánh hỏng mới
giao cho quan phân khảo xét lại, nếu có quyển đáng đỗ mới giao cho quan
chánh, phó.

110

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.