MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 82

Vài quyển giảng luận quốc văn có chép rằng C.B.Q. còn lưu lại một

tập thơ vừa chữ Hán, vừa chữ nôm, nhan đề là « Chu-thần thi tập ».

Điều này có thể đúng theo TRÚC-KHÊ đã viết mơ hồ ở trang 80 mà

LÊ-THANH lặp lại cách khác ở phần Hậu-tự, trang 129 : « Cái thiên tài ấy
đã biểu lộ ra ở phương diện văn chương, để lại cho văn học giới của chúng
ta ngày nay một tập thơ ca vừa hán văn vừa việt văn, nhất là hán văn, ta
phải nhận là một áng văn kiệt xuất ».

Thật ra, « Cao Chu-thần thi tập » là một tập thi văn chữ Hán của

C.B.Q. Dịch quyển này, SA-MINH TẠ THÚC KHẢI cho biết : « Nguyên
bản ảnh Hán Văn về pho này, thi và văn cả thảy là 602 bài, nhưng mỗi bài
không có ghi số hiệu. Muốn cho độc giả tiện việc khảo cứu và tìm tòi được
nhanh chóng theo ý muốn, nên dịch giả đã theo thứ tự cũ mà ghi thêm số
hiệu những bài ấy về phần Hán văn nguyên bản cũng như về phần Việt văn
đã trích dịch… Nguyên pho này toàn tập đều bằng Hán-văn (…) ».

132

Ngoài « Cao Chu-thần thi tập », còn có :

- một bài phú : « Tài tử đa cùng phú »
- ít bài thơ luật,
- vài câu đối,
- một số bài hát nói.

Nhiều tác giả kể từ ông TRẦN TRUNG VIÊN trong « Văn đàn bảo

giám » nói là có chín bài. Có người cho biết con số mà sao lục không đủ. «
Văn đàn bảo giám » sao lục trọn. Nội dung bài có giống nhau nhưng cái tựa
thì bất nhứt. Có bài mang những ba cái tựa khác nhau ở ba cuốn sách khác
nhau viết về C.B.Q. Có trường hợp chỉ có cái tựa (mà không có bài) chênh
vênh trơ trọi, độc giả không biết căn cứ vào đâu để đồng hóa với một tựa
nào khác, chẳng hạn như bài « Gặp tình nhân » do ông SA-MINH T.T.K. đã
dẫn trong bản dịch « Cao Chu-thần thi tập ».

Gần đây, hai ông ĐỖ BẰNG ĐOÀN và ĐỖ TRỌNG HUỀ có sưu tầm

được những mười sáu bài (xin xem phần phụ lục) :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.