MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 83

1. Chén rượu tiêu sầu (bản khác chép : Mặc đời, Uống rượu tiêu sầu)
2. Nghĩ đời mà chán (Bk : Ngán đời, Chán đời)
3. Hơn nhau một chữ thì (Bk : Cuộc phong trần, Bất ngộ thời)
4. Phận hồng nhan có mong manh (Bk : Phận hồng nhan, Đùa tặng

một người cô đầu)

5. Nhân sinh thắm thoát (Bk : Tìm sở thích, Đời người thắm thoát)
6. Núi cao trăng sáng
7. Nghĩ tiếc cho ai (Bk : Tiếc chi cuộc đời, Tặng cô đào ở Bắc-ninh)
8. Nhớ giai nhân (Bk : Nhớ tình nhân, Tạm biệt, Tài tử với giai nhân)
9. Tự tình (Bk : Hoài nhân)
10. Mấy khi gặp gỡ (Bk : Hội ngộ, Cuộc thi tửu)
11. Tài hoa là nợ
12. Trải khắp đường đời
13. Thanh nhàn là lãi
14. May rủi
15. Bà Nguyễn thị Kim
16. Hàn Tín

Xem lại « Văn đàn bảo giám » thì hai bài chót (15, 16) không phải của

C.B.Q. mà là của NGUYỄN CÔNG TRỨ. Một dấu hỏi ở đây. Và thêm một
dấu hỏi nữa là mấy bài số 6, 11, 12, 13, 14 xuất xứ từ đâu ? Nếu quả thật là
của C.B.Q. thì đó là một phát giác của các ông Đ.B.Đ. và Đ.T.H., đáng
được có một xuất xứ. Bài « Dật sử về Cao Bá Quát » cho biết : « Lúc nhỏ,
ông có làm bài phú « Hàn Tín điếu ngư », vần là « thời vị ngộ hề », văn
chương tuyệt hay, đến nay đâu đâu cũng còn truyền tụng »

133

. Bài chỉ dẫn ra

có cái tựa mà không có sao lại bài phú.

Còn một bài hát nói thiếu khổ có tựa là « Tặng bạn lấy vợ lẽ », T.K. có

sao lục ở trang 47 của sách « Cao Báo Quát », lại không được hai ông
Đ.B.Đ. và Đ.T.H nhắc đến. Có nghi vấn chăng ? Hay vì tính cách « nhả
nhớt » của bài ?

Bài « Thất tịch » cũng vậy, có trong « Văn Đàn bảo giám » mà không

có trong « Việt-nam ca trù biên khảo ».

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.