MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 85

VI. VÀI NHẬN XÉT CHUNG

Nhìn chung lại những tài liệu để viết chương trình này về C.B.Q.,

chúng tôi có vài nhận xét như sau :

1. Tài liệu về C.B.Q. thật ít ỏi, nên một phần chắc không nhỏ phải căn

cứ vào sự truyền miệng

Sau cái chết của họ CAO, « Ở Tùng-Vân thi xã, không còn ai dám

nhắc đến tên Cao nữa. Những thi cảo của Cao làm ra, hay có dính líu về
Cao, đều phải thiêu hủy cả. Nhưng người ta đốt được giấy, chớ không đốt
được trí nhớ ».

134

Nhưng liệu chắc trí nhớ có trung thành không ? Có người không nhớ

hết những bút hiệu của mình, có người không nhớ rõ năm xuất bản tờ báo
do chính mình đứng tên chủ nhiệm và thật sự điều khiển. Ngay chữ viết,
tam sao đã thất bản (kể cũng còn khá, vì nhứt sao cũng đã có thể thất bản
rồi !) huống hồ là sự truyền ngôn : người nói khi vui miệng trong lúc trà dư
tửu hậu rồi bỏ qua, người nghe cố tình ghi lại để đời. Do đó, một chuyện có
nhiều thuyết, hai bồ chữ, ba bồ chữ hay bốn bồ chữ. Một chuyện do một
người thuật lần thứ hai cũng đã có thể khác với lần thuật thứ nhứt.

2. Vấn đề xuất xứ chưa được chú trọng đúng mức. Thường thì các sự

kiện lại thiếu xuất xứ, thành ra người đọc không trọn tin ở người viết : dựa
vào đâu đây ? hay là tưởng tượng ? Như bản mật tấu của quan tỉnh Bắc-
ninh, như bài hịch do C.B.Q. đọc ngày xuất quân, như sự kiện C.B.Q. bị
giải vào Huế…

Khi kể lại một sự kiện trước đó chưa có người nào nói tới hoặc có đề

cập mà chi tiết có chỗ khác biệt, khi chép lại một bài thơ trước đó chưa ai
biết hoặc rất ít người biết, hoặc đã phổ biến mà có chỗ khác với bản đang
lưu hành (dầu chỉ khác cái nhan đề hay chỉ khác một chữ), xuất xứ rất cần.
Có như vậy mới tránh được cái nạn người đến sau tự tiện sữa chữa, thêm
thắt, « sáng tác », khiến cho một bài văn, bài thơ có nhiều nhan đề hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.