MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 87

dùng làm tài liệu kê cứu để viết quyển này ». Ở bảng đó, đếm được tất cả
tám tài liệu mà có tài liệu còn mơ hồ, chẳng hạn như tài liệu thứ bảy «
tưởng chính trị trong văn chương Cao Bá Quát
» (Khuyến học) Phan Trần
Chúc ». Người đọc tự hỏi : Đó là một diễn văn đọc ở một hội khuyến học,
một bài trên báo « Khuyến học », một thủ bản hay một ấn bản ? Nếu là một
ấn bản thì in tại đâu, hồi nào… Năm xuất bản quan trọng ở chỗ nó giúp cho
độc giả xét xem những điều tác giả viết có được cập nhựt hay lỗi thời, nếu
như trong sách tác giả (ông T.K.) có sử dụng cước chú. Cùng một ý kiến
được trình bày trước hay sau một thời điểm nào đó, hoặc nó là một khám
phá hoặc nó là một sự lặp lại, hoặc là một sai lầm. Cho nên không ghi xuất
xứ hay ghi không đầy đủ chi tiết phải có, thật khó cho người nghiên cứu
muốn tìm đọc để sử dụng làm tài liệu.

Ở cuối bảng kê khai tám tài liệu tham khảo, ông T.K. có thêm một câu

: « Ngoài ra, chúng tôi còn được mấy vị lão nho kể cho nghe những dật sự
của ông Cao nữa. » Các vị lão nho đó là những ai ? ở tại quê hương họ Cao
hay nơi nào khác ? có liên hệ huyết thống xa gần gì với C.B.Q. hay không ?
Mấy vị lão nho đó được nghe ai kể lại ? Nếu cho biết nguồn tài liệu mơ hồ
như vậy từ những người kể lại một câu chuyện đã xưa từ gần một thế kỷ
(C.B.Q. mất năm 1854, quyển « Cao Bá Quát » của T.K. xuất bản năm
1940) thì cũng chẳng hơn gì ông KIỀU OÁNH MẬU đã viết tựa cho cuốn
« Bản triều bạn nghịch liệt truyện » (1901) trước đó những 40 năm : « Sách
này tra cứu trong bộ « Hoàng triều hội điển chính biên » hoặc bộ « Liệt
truyện »
hoặc dẫn chứng ở các tập thi văn của những tác giả có tiếng, hoặc
tham khảo những văn kiện thông tư của các tỉnh, hoặc hỏi nơi các vị kỳ
mục, bô lão, hoặc những điều nghe thấy mà biết, rồi soạn thành, chứ không
dám dựa vào bụng mình nhớ nghĩ ra rồi ghi chép cẩu thả cho xong chuyện
».

136

Đúng ra, phải cụ thể như TRẦN THANH MẠI ở cuối bảng thư mục

tham khảo quyển « Tuy-lý vương » (1938) cho biết rõ những người kể là ai
: « Dật sử, dạ (sic) sử về các ông Hoàng của các cụ Quýnh, Hiên Hồng, Trứ
(con đức Tuy-lý vương), Hồng Bị (phủ Tương-An quận vương), cụ Ưng-

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.