nhường bước trước bất cứ một áng vấn mẫu mực ưu tú nào trong văn
chương Pháp thời cổ điển và thời Khai sáng. Câu chuyện của đơ Griơ về
những nỗi bất hạnh và đau khổ của chính chàng được thuật lại một cách
chân thật, không chút khoa trương, không chút tô vẽ cốt gây ấn tượng;
nhưng đằng sau cái vẻ ngoài kìm giữ đó, người đọc vẫn luôn cầm thấy một
nỗi say mê sôi sục.
Cả về phương điện bố cục nữa, thiên truyện cũng thật hoàn mỹ: ngay
từ mấy trang đầu, tác giả đã đưa chúng ta đi thẳng vào diễn biến câu
chuyện, và hứng thú của chúng ta vẫn không hề giảm sút mảy may cho đến
lúc đọc dòng chót cùng tác phẩm.
Nhưng công lao chủ yếu của linh mục Prévost dĩ nhiên là ở chỗ ông đã
tạo dựng được hai hình tượng văn học thực sự bất hủ.
Hiệp sĩ đơ Griơ là mẫu mực của một tình yêu rất mực thủy chung, của
đức hy sinh và của lòng vị tha vô bờ hến. Nhà văn đã vẽ lên trước mắt
chúng ta những tâm tư đau khổ và phức tạp của chàng trai một cách đầy
thuyết phục đến mức ta sẵn lòng tha thứ hết cho chàng mọi lỗi lầm chàng
đã phạm phải và luôn vững tin vào sự cao thượng và sự trong sạch về đạo
đức của chàng.
Còn hình tượng Manông thì thật khó tìm một điển hình văn học nào
sánh ngang về sự hoàn mỹ trong văn chương thế giới xưa nay. Nhà văn đã
ký thác nơi cô gái đầu óc trống rỗng, tâm hồn chai sạn, tầm mắt hạn hẹp và
đạo đức đốn mạt ấy một vẻ quyến rũ mãnh liệt đến mức khiến ta suýt quên
đi những thói hư tật xấu của nàng và sẵn sàng hâm mộ nàng cũng chẳng
kém gì đích thân hiệp sĩ đơ Griơ. Arsen Usse đã nhận xét rất đúng rằng dù
nhân tình của Manông có đông đến bao nhiêu đi chăng nữa, con số đó vẫn
chẳng thấm tháp vào đâu so với đám người ngưỡng mộ cô nữ nhân vật mà
linh mục Prévost đã dắt đến bên chân nàng.
Thật vậy, đã hai thế kỷ trôi qua, nhưng Manông vẫn đầy sức quyến rũ.
Từ các trang sách của nhà văn, tiếng cười say nồng của nàng vẫn vang